CÁC YÊU CẦU HOÀN THIỆN VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 64 - 67)

6. Kết cấu

3.1. CÁC YÊU CẦU HOÀN THIỆN VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

3.1. CÁC YÊU CẦU HOÀN THIỆN VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ÁN NHÂN DÂN

3.1.1. Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nội dung trọng tâm của Nhà nƣớc pháp quyền là chính quyền nhà nƣớc phải tuân thủ pháp luật, mỗi hành vi của chính quyền phải có cơ chế pháp lý. Pháp luật phải có vị trí tối thƣợng trong việc điều chỉnh nhà nƣớc và xã hội. Nhƣng quá trình tuân thủ luôn có hiện tƣợng không tuân thủ. Vì pháp luật do con ngƣời làm ra là thực thể vô tri, không có khả năng tự bảo vệ mình. Cần có một bộ phận, một thiết chế đƣợc giao quyền đảm đảm thực thi pháp luật. Đó là thiết chế của bộ máy nhà nƣớc đƣợc tổ chức và hoạt động độc lập và đƣợc gọi là tòa án.

Trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của toà án lại càng đƣợc khẳng định.

Vì toà án chính là cơ quan thực thi quyền tư pháp trong bộ máy nhà

nước và việc thực thi quyền này lại ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu và các

giá trị của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” [28, tr. 5].

Toà án là nơi thể hiện sâu sắc nhất bản chất của Nhà nước và nền công lý

của chế độ, đồng thời thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của cả hệ thống

Do đó, cải cách toà án nhân dân còn đƣợc coi là khâu đột phá trong cải cách tƣ pháp ở giai đoạn hiện nay.

Tòa án các cấp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con ngƣời, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật.

Trong những năm qua nhiều Nghị quyết của Đảng đã đƣợc quán triệt thành các kế hoạch hành động thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc cải cách tƣ pháp. Những văn bản có tính chất chiến lƣợc cho phép các cơ quan pháp luật xem xét đánh giá và xây dựng kế hoạch chiến lƣợc đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay.

3.1.2. Cải cách tƣ pháp

Cải cách tƣ pháp đã đƣợc đề cập trong các văn kiện và các Nghị quyết của Đảng mà trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của toà án. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình có hiệu quả thì vai trò của toà án là trung tâm. Về mặt tổ chức, toà án các cấp càng ít phụ thuộc vào các cơ quan hành chính thì càng đảm bảo sự độc lập khi xét xử.

Có quan điểm cho rằng:

Chúng ta chưa tổ chức tư pháp hoàn toàn theo nguyên lý tư pháp độc

lập. Điều này thể hiện ở chỗ Toà án nước ta được tổ chức căn cứ vào đơn vị hành chính lãnh thổ. Đã coi nguyên lý độc lập là một nguyên lý tổ chức tư pháp thì phải thiết kế cơ quan tư pháp tách khỏi cơ quan hành chính. Nếu tổ chức cơ quan tư pháp theo đơn vị hành chính sẽ làm hạn chế sự độc lập của cơ quan tư pháp, dễ tạo ra khả năng cho sự can thiệp của chính quyền địa

Đảng ta đã định hƣớng:

Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,

nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ;

lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm...”. [19]

Quán triệt các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, nhất là Nghị quyết 08 và 49 của Bộ Chính trị về cải cách tƣ pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại phiên tòa, Nhà nƣớc ta cần phải có những giải pháp đồng bộ, sâu rộng trên tất cả các mặt để góp phần nâng cao nhận thức và năng lực của các chủ thể, đặc biệt là đội ngũ chủ thể thực hiện chức năng xét xử (Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân).

Theo Nghị quyết 49-NQ/TW sẽ có các Toà án sơ thẩm khu vực, Toà án phúc thẩm, Toà án thƣợng thẩm và Toà án nhân dân tối cao. Việc tổ chức Toà án nhƣ vậy sẽ có các toà án với thẩm quyền khác nhau, tuy nhiên, vẫn lấy nguyên tắc 2 cấp xét xử làm chủ đạo. Nhƣng toà án sơ thẩm khu vực chỉ nên giới hạn trong phạm vi địa bàn một tỉnh, không nên tổ chức theo địa bàn liên tỉnh. Với mô hình toà án nhƣ vậy, mối quan hệ giữa toà án cấp trên và toà án cấp dƣới lúc này sẽ theo hƣớng chủ yếu là quan hệ tố tụng, tránh đƣợc các hiện tƣợng lâu nay vần còn tồn tại nhƣ thỉnh thị án, duyệt án, bàn án là cho toà án cấp dƣới hay thẩm phán bị động, giảm tính độc lập của thẩm phán và Hội thẩm.

3.1.3. Bảo đảm quyền con ngƣời và thực thi công lý

Trong những năm gần đây, việc xét xử của tòa án cho thấy còn một số những bất cập dẫn đến tình trạng oan sai trong tố tụng hình sự và dân sự, xâm hại đến quyền và lợi ích của ngƣời dân và tổ chức. Ngƣời ngƣời tiếp cận đến tòa án là nhằm mục đích đi tìm công lý. Bởi vì, chỉ có tòa án mới bảo vệ và

đảm bảo quyền và lợi ích của họ đƣợc thực thi. Do đó, việc nâng cao vị trí, vai trò của tòa án là nhu cầu xuất phát từ công dân và các tổ chức trong xã hội xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nâng cao vị trí, vai trò của tòa án sẽ đảm bảo sự công bằng

giữa các bên của vụ án, sự bình đẳng của tất cả mọi ngƣời, kể cả các cơ quan nhà nƣớc trƣớc pháp luật;

Thư hai, nâng cao vị trí, vai trò của tòa án sẽ đảm bảo cho công lý cho

ngƣời dân và tạo niềm tin cho họ về tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật, sự công bằng của thực thi pháp luật;

Thứ ba, nâng cao vai trò của tòa án sẽ đảm bảo cho việc thực thi các

quyền con ngƣời trên thực tế. Đây cũng là yêu cầu của một nhà nƣớc pháp quyền và đảm bảo cam kết của Đảng và Nhà nƣớc trong việc bảo vệ quyền con ngƣời và quyền công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vị trí, vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 64 - 67)