Nội dung và các hình thức thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo qua thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 40)

1.4. Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo

1.4.3. Nội dung và các hình thức thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo

1.4.3.1. Nội dung thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo

* Thực hiện qui định của pháp luật về tổ chức hệ thống giáo dục và đào tạo

Thực hiện qui định của pháp luật về tổ chức hệ thống giáo dục và đào tạo là thực hiện các qui định của pháp luật về phát triển các ngành học, cấp học, bậc học trong toàn quốc. Hệ thống giáo dục quốc dân nƣớc ta cho đến nay đã bao gồm đủ các cấp học, bậc học, ngành học và phƣơng thức giáo dục, đó là:

1. Giáo dục mầm non có: nhà trẻ và mẫu giáo;

2. Giáo dục phổ thông có: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; 3. Giáo dục nghề nghiệp có: trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; 4. Giáo dục đại học và sau đại học đào tạo trình độ là trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ [31, Điều 4].

Ngoài hệ thống các trƣờng công lập còn có hệ thống các trƣờng ngoài công lập bao gồm các trƣờng bán công, dân lập và tƣ thục từ mầm non đến đại học.

Phƣơng thức giáo dục gồm giáo dục chính qui và giáo dục không chính qui. Bên cạnh hệ thống các trƣờng lớp chính qui, ở các địa phƣơng đều phát triển hệ thống các trung tâm, cơ sở giáo dục không chính qui thực hiện nhiệm vụ giáo dục thƣờng xuyên cho mọi ngƣời, đáp ứng nhu cầu đƣợc học, đƣợc đào tạo một cách đa dạng từ xoá mù chữ, nâng cao trình độ kiến thức cho đến học nghề, học tin học và ngoại ngữ.

* Thực hiện qui định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo

Thực hiện các qui định của pháp luật về hoạt động giáo dục và đào tạo là quá trình vận động của các chủ thể pháp luật giáo dục và đào tạo trong việc

thực hiện các qui định, các yêu cầu của pháp luật về tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chƣơng trình của các cấp học, các hệ đào tạo; quản lý ngƣời dạy ngƣời học; tuyển sinh, cấp bằng tốt nghiệp; quản lý các nguồn lực, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục và đào tạo...

Nội dung hoạt động giáo dục và đào tạo đã đƣợc xác định trong Luật Giáo dục. Nội dung này bao gồm những qui định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của các nhà trƣờng thể hiện ở Điều 58 Luật Giáo dục năm 2005.

* Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo

Thực hiện các nội dung quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo là quá trình hoạt động của các chủ thể trong việc thực hiện các qui định của pháp luật bao gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục; ban hành Điều lệ nhà trƣờng; ban hành qui định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác; qui định mục tiêu, chƣơng trình nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trƣờng học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; qui chế thi cử và cấp bằng; tổ chức bộ máy quản lý giáo dục; tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục; tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong ngành giáo dục; tổ chức, quản lý công tác quan hệ quốc tế về giáo dục; qui định việc tặng các danh hiệu vinh dù cho những ngƣời có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

Để thực hiện các nội dung quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo, Luật Giáo dục xác định các chủ thể quản lý và những nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể đó tại Điều 100 Luật Giáo dục năm 2005:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.

Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương [31, Điều 100].

1.4.3.2. Hình thức thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo

Giáo dục và đào tạo là một lĩnh vực của đời sống xã hội. Hình thức của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo cũng có những nét chung của các hình thức thực hiện pháp luật, đó là:

Tuân theo (tuân thủ) pháp luật về giáo dục và đào tạo là hình thức thực

hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật ngăn cấm. Ví dụ: Điều 75 Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) qui định:

Nhà giáo không được có hành vi sau đây: xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học; gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học; xuyên tạc nội dung giáo dục; ép buộc học sinh học thêm để thu tiền [32, Điều 75].

Nhƣ vậy, khi nhà giáo tuân thủ những qui định trên là đã tuân thủ pháp luật về giáo dục và đào tạo.

Thi hành (chấp hành) pháp luật về giáo dục và đào tạo là một hình

thức thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Ví dụ: Điều 85 Luật Giáo dục năm 2005 qui định:

Người học có các nhiệm vụ sau đây:

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước;

3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực;

4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác [31, Điều 85].

Ngƣời học có trách nhiệm thi hành những qui định này một cách tích cực là đã chấp hành pháp luật về giáo dục và đào tạo.

Sử dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo là một hình thức thực hiện pháp

luật về giáo dục và đào tạo, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình. Ví dụ: Khoản 3 Điều 73 Luật Giáo dục năm 2005 qui định về quyền của nhà giáo: “Đƣợc hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trƣờng, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác” [31, Điều 73].

Các nhà giáo khi đảm bảo thực hiện đầy đủ chƣơng trình, kế hoạch do nhà trƣờng giao cho có thể tham gia hoặc không tham gia hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trƣờng, cơ sở giáo dục và nghiên cứu khác.

Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo là một hình thức thực hiện pháp

luật về giáo dục và đào tạo, trong đó nhà nƣớc (thông qua các cơ quan hoặc nhà chức trách) tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, hoặc tự mình căn cứ vào những qui định của pháp luật về giáo dục và đào tạo để ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Việc các cơ quan hoặc các nhà chức trách thực hiện vai trò của mình trong việc áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo là việc ho đã thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực giáo dục.

Giáo dục và đào tạo bao gồm rất nhiều yếu tố cần phải quản lý nhƣ: vấn đề tiêu chuẩn nhà giáo; công tác học sinh, sinh viên; công tác tuyển sinh; công tác tổ chức kế hoạch đào tạo; vấn đề dạy thêm, học thêm; vấn đề thành lập cơ sở giáo dục; vấn đề thi đánh giá kết quả của ngƣời học; vấn đề quản lý văn bằng chứng chỉ….Mỗi một lĩnh vực nhà nƣớc ta đều ban hành các văn bản luật (luật nội dung) rất cụ thể để điều chỉnh nó.

Ví dụ: Để quản lý về đội ngũ nhà giáo trong ngành giáo dục, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành quy định về đạo đức nhà giáo theo quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16.4.2008.

Ví dụ: Điều 114 Luật Giáo dục năm 2005 qui định việc phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ƣu tú: “Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có đủ tiêu chuẩn theo qui định của pháp luật thì đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ƣu tú” [31, Điều 114].

Khi nhà giáo có đủ tiêu chuẩn trên, Nhà nƣớc có trách nhiệm áp dụng pháp luật theo những nội dung qui định này để phong tặng các danh hiệu cho nhà giáo.

Để quản lý các cơ sở giáo dục trong công tác tuyển sinh, hằng năm Bộ giáo dục và đạo tạo đều ban hành các quy chế tuyển sinh cho từng cấp học và bậc học; ban hành các văn bản quy định về tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.

Ví dụ thông tƣ số 57/2011/TT-BGD &ĐT ngày 2.12.2011 quy định về tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Tại điều 9 của Thông tƣ quy định về kiểm tra và xử phạt vi phạm

1. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra, thanh tra thực tế việc xác định chỉ tiêu và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo. 2. Những cơ sở đào tạo có vi phạm các quy định về tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh tại Điều 5 của văn bản này thì bị dừng tuyển sinh tùy theo mức độ vi phạm, đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định hiện hành. 3. Những cơ sở đào tạo thực hiện tuyển sinh vượt từ 15% trở lên so với chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông báo sẽ bị xử phạt hành chính theo các quy định hiện hành và bị trừ chỉ tiêu tuyển sinh của năm sau. Số bị trừ bằng tổng số tuyển vượt của các năm trước. [6, Điều 9].

Vậy căn cứ vào các quy định hiện hành nào để các cơ quan quản lý nhà nƣớc xử lý, hay nói cách khác là để các cơ quan làm căn cứ áp dụng pháp luật trong mỗi sự vụ cụ thể có liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo? Đó chính là Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22.10.2013. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Văn bản này đựoc coi là kim chỉ nam cho hoạt động áp dụng pháp luật hiện nay trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tại Nghị định có nêu rất rõ đối tƣợng áp dụng của văn bản: đó là các cá nhân, tổ chức của Việt Nam hoặc của nƣớc ngoài có vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thẩm quyển xử phạt và mức xử phạt của của chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp; của thanh tra; Quy định các mức phạt tiền và biên pháp khắc phục hậu quả trong mỗi lĩnh vực vi phạm cụ thể của ngành.

Ví dụ tại khoản 2 điều 10 có quy định xử phạt về vi phạm chỉ tiêu tuyển sinh

Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh để đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ vƣợt số lƣợng so với chỉ tiêu đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc đƣợc giao theo các mức phạt sau đây:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 5% đến dưới 10%;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%;

-Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%;

-Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 20% trở lên.

-Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau tối thiểu bằng số lượng đã tuyển vượt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này. [2, Điều 10].

Ví dụ, để bảo vệ quyền lợi của ngƣời học, Nghị định có quy định tại điều 21 nhƣ sau:

Vi phạm quy định về kỷ luật người học, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học

-Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi kỷ luật buộc người học thôi học không đúng quy định.

-Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học. - Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

-Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này. [2, Điều 21].

Nhƣ vậy bên cạnh các quy định về luật nội dung thuộc các lĩnh vực về giáo dục và đào tạo thì Nghị định 138 đƣợc coi là văn bản về mặt hình thức, căn cứ vào đó các cơ quan quản lý, các nhà chức trách có thẩm quyền thực hiện vai trò quản lý nhà nƣớc của mình trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thông qua hình thức áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo.

1.4.5. Chủ thể và yêu cầu của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo

1.4.4.1. Chủ thể thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo

Chủ thể thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo là những ngƣời tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật về giáo dục và đào tạo điều chỉnh. Tại Điều 1 Luật Giáo dục năm 2005 qui định phạm vi điều chỉnh nhƣ sau:

Luật Giáo dục qui định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục [31, Điều 1].

Căn cứ vào qui định trên, chúng ta thấy chủ thể của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo là cá nhân và tổ chức.

* Cá nhân

Trong tất cả các quan hệ xã hội, cá nhân bao giờ cũng là chủ thể thƣờng xuyên và chủ yếu, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng vậy, cá nhân đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo qua thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 40)