- Số trung bình (Χ ): = n
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
4.3.4. Một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái mắc bệnh viêm tử cung.
Chúng tôi theo dõi biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở 20 con cái bị viêm tử cung. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái mắc bênh viêm tử cung. STT Triệu chứng Số con theo
dõi (con)
Số con có biểu hiện
(con)
Tỷ lệ (%)
1 Thân nhiệt tăng 40 40 100
2 Niêm dịch 40 40 100
3 Ăn ít 40 26 65
Hình 4.4. Một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái mắc bênh viêm tử cung.
Qua bảng 4.7 và hình 4.4 chúng tôi thấy: Triệu chứng thân nhiệt tăng và xuất hiện niêm dịch chiếm tỷ lệ cao nhất là 100%. Triệu chứng biểu hiện ít nhất là bỏ ăn chiếm tỷ lệ 37,5%. Nái mắc bệnh thường có thân nhiệt cao vào ngày thứ 2 và thứ 3 sau đó giảm dần vào ngày thứ 4 và thứ 5. Do sốt cao vào ngày thứ 2 và ngày thứ 3 nên nái thường bỏ ăn. Chỉ tiêu sốt cao dẫn đến lượng sữa tiết ít đồng thời làm thành phần của sữa thay đổi, thậm chí có con sốt cao dẫn đến mất sữa ảnh hưởng đến chất lượng đàn con, chúng thường bị tiêu chảy, còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ nuôi sống thấp.
Với các nái bị viêm tử cung ở thời kỳ tiền động dục, triệu chứng biểu hiện rõ nhất là dịch chảy ra ở âm hộ, lượng dịch chảy ra khá nhiều và thường có màu trắng đục, cá biệt có con dịch chảy ra lổn nhổn như bã đậu. Nếu điều trị chưa khỏi hẳn mà cho phối giống thì chắc chắn không có kết quả mà còn làm cho việc điều trị khó khăn hơn. Do vậy, với các trường hợp này nên điều trị khỏi hẳn và bỏ qua chu kỳ này, chờ đến chu kỳ động dục sau mới phối.
T ỷ lệ m ắc ( % )