KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) vận DỤNG CHUYỂN đổi số để THIẾT kế và tổ CHỨC các HOẠT ĐỘNG dạy học CHỦ đề QUẦN THỂ SINH vật SINH học 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH đáp ỨNG yêu cầu đổi mới của NGÀNH GIÁO dục (Trang 49 - 52)

Sau khi triển khai dạy học như KHBD đã thiết kế, chúng tôi đã khảo sát mức độ hứng thú của học sinh sau khi học chủ đề theo thiết kế mới và so sánh với các tiết dạy theo thiết kế thông thường. Đồng thời chúng tôi cũng đã kiểm tra kiến thức của học sinh 3 lớp thực nghiệm và 3 lớp đối chứng thông qua bài kiểm tra thường xuyên trên phần mềm azota. Kết quả đạt được như sau:

4.1. Mức độ hứng thú của học sinh.

Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh 3 lớp 12A; 12A2; 12A3 tương ứng với các mức độ: Rất thích; thích vừa; khơng thích; rất hiểu bài; hiểu bài; không hiểu bài của 130 em học sinh 3 lớp khảo sát; chúng tôi thu được kết quả như sau:

Lớp Sĩ số Rất thích Thích vừa Khơng thích Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Lớp 12A 45 44 98 1 2 0 0 Lớp 12A2 45 42 93,5 3 6.5 0 0 Lớp 12A3 40 38 95 2 5 0 0 Trung bình 130 124 95.4 6 4.6 0 0

Bảng 1. Kết quả khảo sát mức độ thích học của học sinh theo phương pháp dạy học mới.

Nhìn vào bảng 1 chúng tôi nhận thấy: Rất đơng học sinh thích học theo phương pháp mà GV đã thiết kế, tỉ lệ HS rất thích học ở mỗi lớp đều chiếm trên 93%; chỉ 2%- 6.5% thích vừa và khơng có HS nào khơng thích. Tính trung bình chung cả 3 lớp: rất thích học chiếm tới 95.4%; thích vừa: 64.6%. Đặc biệt khi phỏng vấn 15 học sinh của 3 lớp: Các em có cảm nhận như thế nào sau khi học chủ đề “Quần thể sinh vật”, tổng hợp các câu trả lời phỏng vấn các em như sau: Chúng em thấy các bài tập tương tác trong

Livewortsheet; trị chơi ơ chữ; trị chơi vua sinh học; trị chơi Quizzi; azota, Padlet...

cơ sử dụng trong chủ đề làm chúng em thấy rất hứng thú trong học tập. Các trò chơi đều rất sinh động; tạo khơng khí thư giãn nhưng lại mang tính thi đua trong các cá nhân; nhóm tổ; chúng em được tiếp cận với các phần mềm mới từ đó giúp chúng em rèn luyện các kỹ năng trong học tập và đặc biệt là hiệu quả học tập rất cao: Chúng em dễ dàng nhớ kiến thức; có thể tự mình thiết kế các bài thuyết trình trên Powerpoit giúp chúng em nhớ kiến thức lâu hơn; làm các bài tập luyện tập một cách dễ dàng, vì vậy kết quả bài kiểm tra trên azota chúng em thấy rất vui vì điểm cao.

4.2. Mức độ hiểu bài của học sinh.

Khi khảo sát mức độ hiểu bài của các học sinh trong 3 lớp, kết quả 100% học sinh hiểu bài; khơng có học sinh HS khơng hiểu bài (%). Chi tiết được thể hiện trong bảng sau

Lớp Sĩ số Hiểu bài Không hiểu bài Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Lớp 12A 45 45 100 0 0 Lớp 12A2 45 45 100 0 0 Lớp 12A3 40 40 100 0 0 Trung bình 130 130 100 0 0

Bảng 2. Kết quả khảo sát mức độ hiểu bài của học sinh theo phương pháp dạy học mới.

4.3. Kết quả vận dụng năng lực số và kỹ năng số của học sinh.

Năng lực số và kỹ năng số của học sinh được thể hiện rất rõ trong quá trình dạy học.

Tất cả học sinh trong 3 lớp thực nghiệm đều:

- Biết sử dụng các thiết bị số: máy tính, máy điện thoại thơng minh truy cập Intenet. - Có kĩ năng về thơng tin dữ liệu và tạo ra sản phẩm số:

+ Tìm kiếm, lọc dữ liệu, đánh giá dữ liệu, phân tích được chất lượng dữ liệu, tổng hợp, lưu trữ truy xuất dữ liệu làm bài thuyết trình trên phần mềm Powerpoit về các đặc trưng cơ bản của quần thể.

+ Chụp ảnh làm minh chứng khi khảo sát thực tế các quần thể sinh vật về các đặc trưng cơ bản của quần thể.

- Năng lực giao tiếp kỹ thuật số:

+ Sử dụng bức tường ảo Padlet, zalo, trang tính như một kênh chia sẻ, trao đổi, thảo luận kết quả tìm kiếm thơng tin dữ liệu về các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể; bài thuyết trên phần mềm Powerpoit về các đặc trưng cơ bản của quần thể; đánh giá kết quả bài thuyết trình của các nhóm trên phần mềm trang tính.

+ Sử sụng thành thạo các phần mềm tương tác trong học tập Livewortsheet, các trò chơi Quizzi; Azota để thực hiện các bài tập GV giao trong quá trình hình thành kiến thức mới và luyện tập.

4.4. Kết quả học tập của học sinh.

Cùng chương trình học giống nhau nhưng dạy học theo 2 hướng khác nhau. Chúng tôi tiến hành dạy 3 lớp thực nghiệm và 3 lớp đối chứng, sau khi dạy xong chúng tôi kiểm tra năng lực của học sinh bằng hệ thống 25 câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm azota. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Lớp số ĐIỂM (a) 9-10đ 8≤ a < 9 7≤ a < 8 5≤ a < 7 <5 TL (%) SL SL TL (%) TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL Lớp thực nghiệm 12A 45 20 44.4 24 53.3 1 2.3 0 0 0 0 12A2 45 15 33.3 26 57.8 3 6.7 1 2.3 0 0 12A3 40 14 35 23 57.5 2 5.0 1 2.5 0 0 Tổng 130 49 37.8 73 56.1 6 4.6 2 1.5 0 0 Lớp đối chứng 12A1 42 3 7.0 14 33.0 20 48.0 5 12.0 0 0 12D 44 1 2.3 12 27.2 15 34.0 14 31.8 2 4.5 12D1 44 0 0.0 15 48.0 13 30.0 12 27.2 4 9.0 Tổng 130 4 3.0 41 31.5 48 37.0 31 23.8 6 4.6

Nhìn vào biểu đồ, chúng ta nhận thấy rất rõ sự khác biệt về kết quả học tập giữa các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm: Các lớp thực nghiệm có tỉ lệ điểm từ giỏi đến xuất sắc (8-10)đ là rất cao ( chiếm tới 94,9% trong đó: Xuất sắc chiếm 37.8%; loại giỏi chiếm 56.1%), đây là một kết quả ngồi mong đợi. Mức điểm trung bình chỉ 1.5%; yếu 0%; khá 1.5%. Ở các lớp đối chứng có tỉ lệ điểm từ giỏi đến xuất sắc (8-10)đ thấp hơn hẳn ( chiếm tới 34.5% trong đó: Xuất sắc chỉ chiếm 3%; loại giỏi chiếm 31.5%), mức khá chiếm 37%; Mức điểm trung bình chiếm tới 23.8%; yếu vẫn có 4.6%. Như vậy tổng chung lại các lớp thực nghiệm kết quả chủ yếu là loại giỏi; các lớp đối chứng chủ yếu là khá và trung bình. Điều này là cơ sở để khẳng định rằng dạy học định hướng đánh giá năng lực vận dụng chuyển đổi số khi dạy chủ đề Quần thể sinh vật là hoàn toàn hợp lý và đem lại hiểu quả rất cao.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) vận DỤNG CHUYỂN đổi số để THIẾT kế và tổ CHỨC các HOẠT ĐỘNG dạy học CHỦ đề QUẦN THỂ SINH vật SINH học 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH đáp ỨNG yêu cầu đổi mới của NGÀNH GIÁO dục (Trang 49 - 52)