Đánh giá chung về thực trạng sau khi áp dụng các giải pháp giúp HS

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) Thực trạng và một số giải pháp giúp HS Trường THPT Tân Kỳ ứng phó với những định kiến và hành vi xâm kích học đường (Trang 47 - 50)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

5.Đánh giá chung về thực trạng sau khi áp dụng các giải pháp giúp HS

Trường THPT Tân Kỳ ứng phó với định kiến và hành vi xâm kích học đường

Sau khi áp dụng các giải pháp, chúng tôi tiến hành khảo sát lần 2, điều tra chính thức được thực hiện trên 239 HS (Trong đó 123 nam và 116 nữ, độ tuổi từ 15 đến 18) của Trường THPT Tân Kỳ, số liệu cụ thể như sau:

Trường Nam Nữ Tổng Khối 10 Khối 11 Khối 12 Khối 10 Khối 11 Khối 12 THPT Tân Kỳ 37 41 45 41 42 33 123 116 239

Bảng 4: Thống kê khách thể nghiên cứu thực trạng

Chúng tôi sử dụng nội dung câu hỏi ở phiếu khảo sát phần phụ lục 1. Sau đó, thống kê và tính trung bình số HS trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra. Kết quả thu được như sau:

5.1. Mức độ nhận thức của học sinh Trường THPT Tân Kỳ về định kiến và hành vi xâm kích học đường

Để đánh giá mức độ nhận thức của HS về định kiến và hành vi xâm kích chúng tơi đã sử dụng nội dung câu hỏi 1 và 2 (Phiếu khảo sát phần phụ lục 1). Kết quả nhận thức của HS thể hiện qua biểu đồ so sánh với lần 1 như sau:

Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức của HS Trường THPT Tân Kỳ về định kiến và xâm kích

Qua biểu đồ ta thấy, có đến 82,2% HS nhận thức đúng về định kiến và 80,5% HS nhận thức đúng về xâm kích. Trong khi đó, lần 1 chúng tơi khảo sát chỉ có 38,8% HS nhận thức đúng về định kiến và 33,1% HS nhận thức đúng về xâm kích. Kết quả này cho thấy: các biện pháp tác động đã có hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết của HS về định kiến và xâm kích.

5.2. Mức độ nhận thức của học sinh Trường THPT Tân Kỳ về hậu quả của định kiến và hành vi xâm kích học đường

Chúng tơi sử dụng nội dụng câu hỏi 6 ở phiếu khảo sát phần phụ lục 1 để đánh giá mức độ nhận thức của HS Trường THPT Tân Kỳ về hậu quả của định kiến và hành vi xâm kích học đường. Qua khảo sát có tới 84,5% HS nhận thức được hậu quả nghiêm trọng do định kiến và hành vi xâm kích gây ra, trong khi đó khảo sát lần 1 chỉ là 45,0%. Bên cạnh đó, cũng có tới 40,8% HS đánh giá mức độ ảnh hưởng của định kiến và xâm kích là “bình thường” đã giảm xuống cịn 10,5%. Và một tín hiệu đáng mừng là chỉ cịn 5% HS cho rằng “khơng ảnh hưởng” trong khi đó khảo sát lần 1 là 14,2%.

Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức của HS Trường THPT Tân Kỳ về hậu quả của định kiến và xâm kích

Như vậy, đa số HS đã nhận thức đúng mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của những định kiến và hành vi xâm kích đối với người khác. Điều đó chứng tỏ các giải pháp tác động mang lại hiệu quả cao làm thay đổi nhận thức của các em HS.

5.3. Cách ứng phó của học sinh khi là nạn nhân của định kiến và hành vi xâm kích

Để kiểm chứng hiệu quả tác động của các giải pháp đến thái độ, hành vi của HS khi là nạn nhân của định kiến và xâm kích, chúng tơi sử dụng câu hỏi 7 và câu hỏi 8 ở phiếu khảo sát phần phụ lục 1. Kết quả khảo sát có sự thay đổi so với lần 1 thể hiện ở 2 biểu đồ so sánh như sau:

Biểu đồ thể hiện mức độ HS sử dụng các giải pháp để ứng phó với định kiến và xâm kích

Qua biểu đồ ta thấy, khi là nạn nhân của định kiến và xâm kích có tới 50,3% HS “có suy nghĩ tích cực và chọn cách ứng xử văn minh” và 20,2% HS “cố gắng

khẳng định giá trị bản thân”. Trong khi đó khảo sát lần 1 có đến 34,4% HS suy

nghĩ và hành động tiêu cực là “tự thu mình, tách biệt với tập thể”; 16,2% các em

“trốn tránh muốn bỏ học”; 20,5% các em cảm thấy “dằn vặt, tự gây thương tích cho mình” và 22,7% có hành vi “hung hăng muốn đánh lại”.

Với kết quả trên cho thấy, sau khi tiến hành thực hiện các giải pháp tác động, đa số các em có nhận thức, suy nghĩ và ứng xử tích cực để ứng phó với định kiến và hành vi gây hấn, xâm kích. Và khi gặp những rào cản về tâm lí, các bạn đã biết lựa chọn sự trợ giúp tin cậy: có đến 30,5% tìm trợ giúp từ GVCN hoặc GV khác; 29% chọn tư vấn từ bố mẹ và có 24,9% bạn tìm đến tổ tư vấn tâm lý học đường; trong khi đó chọn trợ giúp từ nhóm bạn chơi chung giảm xuống chỉ còn 15,6%.

Biểu đồ thể hiện mức độ tìm kiếm sự trợ giúp của HS khi là nạn nhân của định kiến và xâm kích

Kết luận chung: Như vậy, sau khi được tuyên truyền về kĩ năng ứng phó, tổ

chức các chương trình giáo dục, hoạt động trải nghiệm, diễn đàn, nhận thức và hành vi ứng xử của HS tại Trường THPT Tân Kỳ đã thay đổi theo hướng tích cực. Có đến 84,4% các em HS đã biết tìm kiếm sự hỗ trợ tin cậy khi gặp rào cản về tâm lí hoặc khi là nạn nhân của các hành vi gây hấn, xâm kích. Vì thế, giảm thiểu được hậu quả do định kiến, xâm kích gây ra khi HS được tư vấn đúng cách. Kết quả này phần nào chứng minh giả thuyết khoa học đề ra, giải pháp để ứng phó với định kiến và hành vi xâm kích ở trường học là rất thiết thực, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) Thực trạng và một số giải pháp giúp HS Trường THPT Tân Kỳ ứng phó với những định kiến và hành vi xâm kích học đường (Trang 47 - 50)