Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm:
3.4.2. Phân tích định tính
Căn cứ vào việc quan sát các tiết học, trên cơ sở tiêu chí đánh giá năng lực giao tiếp, chúng tôi dự một số tiết của lớp ĐC và TN để quan sát và thu thập thông tin về khả năng giao tiếp của học sinh và kết quả kiểm tra vấn đáp trong quá trình DH .
Căn cứ vào việc kiểm tra, chúng tối tiến hành phân tích: Khả năng làm được các câu hỏi ở mức nhận thức khác nhau trong đó đặc biệt chú ý mức độ mức độ nhận thức hiểu và vận dụng kiến thức. Kết quả phân tích định tính cho thấy:
1/ Về thái độ, tính chủ dộng, tích cực, mức độ tham gia HĐ học tập:
Thông qua bảng kiểm quan sát thái độ và hành vi của HS như: Sự chú ý, lắng nghe, thảo luận, xây dựng, tham gia thảo luận, khả năng thâm nhập thực tế thực tế, đánh giá phân tích một cách logic và biện chứng các kiến thức. Kết quả cho thấy,
HS lớp TN có tinh thần thái độ tích cực trong học tập, tính chủ động trong lĩnh hội kiến thức tăng dần theo thời gian thực nghiệm so với lớp ĐC.
Sau quá trình HĐTN, đa số HS ở các lớp TN đã có những thay đổi về tâm lí, tinh thần thái độ học tập mơn học. Phần lớn HS lớp TN đều tích cực tham gia thảo luận nhóm, hồn thành phiếu học tập, đưa ra các ví dụ ứng dụng thực tiễn. Đặc biệt thơng qua HĐTN thực tế HS đã có khả năng phân tích, đánh giá một số vấn đề trong thực tế và đưa ra những định hướng cần thiết.
2/ Về khả năng lĩnh hội kiến thức:
Phân tích bài kiểm tra nhận thấy: Ở lớp thực nghiệm, cách trình bày bài kiểm tra khoa học hơn, cách giải thích vấn đề logic hơn; các câu hỏi liên quan đến kiến thức thực tế được trình bày một cách sáng tạo chi tiết; thể hiện sự hiểu bài, nắm chắc kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức tốt.
Kiến thức HS có được thơng qua q trình tham gia HĐTN được lưu trữ lâu hơn, có hiệu quả hơn sự lĩnh hội thụ động.
3/ Về khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn:
Phân tích sản phẩm: Các sản phẩm của HS được hoàn thành với sự tham gia của các thành viên trong nhóm, là những sản phẩm thể hiện được các kiến thức lĩnh hội được từ giao tiếp, từ trao đổi kinh nghiệm tong quá trình quan sát, tìm hiểu thực tế.
Các kĩ năng khảo sát thực tế, thu thập thông tin, kiến thức, viết báo cáo của nhóm lớp TN cũng tốt hơn hẳn so với nhóm lớp ĐC, thể hiện ở chỗ HS trình bày được vấn đề cần tìm hiểu một cách tự tin, mạnh dạn và lưu loát.
Các thành viên trong nhóm đều trực tiếp tham gia vào việc tìm hiểu, thu thập thơng tin, tham gia xây dựng kế hoach hoạt động của nhóm một cách tích cực chủ động sáng tạo. Từ đó giúp các em phát triển năng lực giao tiếp, một năng lực rất cần thiết cho các em khi ra ngoài cuộc sống.
Bảng 3.5.Tổng hợp kết quả đánh giá thái độ, hành vi và năng lực giao tiếp thông
qua hoạt động học tập theo bảng kiểm :
Mức độ Thực nghiệm Đối chứng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Mức độ 4 55 42,63% 44 35,2% Mức độ 3 67 51,54% 61 48,8% Mức độ 2 6 4,62% 17 13,6 % Mức độ 1 1 0.77% 3 2,4 %
Từ các bảng số liệu nêu trên, chúng ta có các biểu đồ sau đây:
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ đánh giá các mức độ của năng lực VDKT vào thực tiến
Căn cứ bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy việc phát triển năng lực giao tiếp cho HS thông qua hoạt động học tập bằng HĐTN ở nhóm TN là tốt hơn nhóm ĐC. Rõ ràng tỷ lệ HS đạt mức 3 và 4 ở nhóm lớp thực nghiệm vượt trội so với nhóm lớp ĐC. Điều này chứng tỏ những PPDH và KTDH được áp dụng trong đề tài là rất hiệu quả. 0 10 20 30 40 50 60 Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1 Tầ n su ất
Thang đánh giá năng lực VDKT vào thực tiễn
Lớp TN Lớp ĐC