Phần I : PHẦN MỞ ĐẦU
4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC
CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM VẬT LÝ 10 – THPT ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH
4.1. Mục đích của việc thực nghiệm sư phạm:
Mục đích của việc thực nghiệm sư phạm là Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng quy trình tổ chức dạy học ứng dụng cơng nghệ thông tin theo hướng phát triển năng lực hợp tác nhằm góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh, qua đó nâng cao hiệu quả dạy học mơn Vật lí ở trường phổ thơng. Cụ thể kết quả thực nghiệm sư phạm sẽ trả lời các câu hỏi sau:
1. Vận dụng quy trình tổ chức dạy học có ứng dụng cơng nghệ thơng tin theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh có thể góp phần phát triển được năng lực hợp tác cho học sinh hay không?
2. Kết quả học tập của học sinh trong q trình dạy học có vận dụng quy trình tổ chức dạy học với ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh có được cải thiện và nâng cao so với việc dạy học khơng sử dụng quy trình tổ chức dạy học đó hay khơng?
Sau khi trả lời những câu hỏi nêu trên sẽ đánh giá được năng lực hợp tác của học sinh và tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.
4.2. Phạm vi thực nghiệm sư phạm
Về địa bàn thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm ở một số trường trung học phổ thông thuộc thành phỗ Vinh và vùng phụ cận.
Về thời gian thực nghiệm: Thời gian tiến hành Thực nghiệm sư phạm là học kì 1, năm học 2021 - 2022.
Về nội dung DH: Tổ chức DH một số bài thuộc chương “Động lực học chất điểm” Vật lí lớp 10 THPT
4.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm
Việc chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng dựa trên trên các cơ sở: Kết quả học tập mơn Vật lí của học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, sĩ số học sinh các lớp đối chứng và thực nghiệm không chênh lệch nhiều, giáo viên dạy các lớp thực nghiệm cũng đồng thời dạy các lớp đối chứng. Tổng số học sinh của cả lớp đối chứng và thực nghiệm là 263 em, trong đó, các lớp thực nghiệm gồm 133 em và các lớp ĐC là 130 em, cụ thể như sau:
Bảng 4.3. Các mẫu thực nghiệm sư phạm được chọn
Trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Lớp Kí hiệu Sĩ số Lớp Sĩ số
THPT Hà Huy Tập 10T2 Lớp TN 1 47 10T1 48 10A1 Lớp TN 2 45 10A2 43 THPT Lê Viết Thuật 10T Lớp TN 3 42 10T1 39 10A1 Lớp TN 4 39 10A2 40
- Trao đổi với giáo viên dạy bộ mơn Vật lí tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Giao cho giáo viên dạy vật lí tại lớp thực nghiệm kế hoạch và nội dung thực nghiệm sư phạm.
- Ở lớp thực nghiệm sư phạm, giáo viên tiến hành giảng dạy theo nội dung đã đề ra, còn tại lớp đối chứng, tiến hành giảng dạy theo giáo án giáo viên dạy lớp này soạn.
- Ở lớp đối chứng, chúng tôi dự giờ, quan sát, ghi chép lại mọi hoạt động của giáo viên và học sinh diễn ra trong tiết học.
- Khi dạy tại lớp thực nghiệm, chúng tôi dự giờ, quan sát, ghi chép lại mọi hoạt động của giáo viên và học sinh diễn ra trong tiết học, sau đó phân tích tiết học đó để rút kinh nghiệm, đánh giá tính khả thi của tiến trình đã soạn thảo, chỉ ra những điều chưa phù hợp của tiến trình soạn thảo, bổ sung, sửa đổi những điều cần thiết.
Cuối đợt thực nghiệm, chúng tôi đã giao cho học sinh một bài kiểm tra 45 phút để sơ bộ đánh giá hiệu quả của việc thực nghiệm sư phạm.
4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm:
Dựa trên quá trình thực nghiệm sư phạm, cùng những hoạt động cụ thể như quan sát, đánh giá tiến trình dạy học, phỏng vấn, ghi nhận ý kiến của giáo viên cũng như học sinh, kết hợp với việc thu thập các số liệu cần thiết và xử lý thống kê, có thể rút ra được một số kết luận như sau:
Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, bằng việc phân tích và xử lí các kết quả nhận được về mặt định tính và định lượng, đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết khoa học đưa ra ban đầu là đúng đắn.
Khi sử dụng quy trình dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh như đề xuất thì học sinh tích cực tham gia các hoạt động xây dựng bài, chủ động trong việc giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, hợp tác cùng thầy cô và bạn bè, phát huy được sở trường cá nhân, từ đó học sinh tự chiếm lĩnh tri thức.
Kết quả đánh giá năng lực hợp tác cho thấy điểm năng lực hợp tác đầu ra của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn điểm đầu vào, do đó, khi vận dụng quy trình tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh kết hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập như trong nghiên cứu đã
đề cập ở trên sẽ tác động một cách tích cực đến việc bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh.
Qua quá trình đánh giá định lượng và kiểm định giả thuyết thống kê cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, số lượng học sinh khá, giỏi của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, số học sinh yếu, kém của nhóm thực nghiệm thấp hơn số học sinh yếu, kém của nhóm đối chứng.
Những kết quả trên cho phép khẳng định: “Nếu đề xuất được quy trình tổ chức dạy học có ứng dụng cơng nghệ thơng tin theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh và vận dụng quy trình này vào dạy học chương “Động lực học chất điểm” vật lí lớp 10 THPT thì sẽ góp phần phát triển được năng lực hợp tác cho học sinh, qua đó nâng cao hiệu quả dạy học mơn Vật lí ở trường phổ thơng.”
Điều này có nghĩa là giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra là đúng đắn, kết quả nghiên cứu của đề tài hồn tồn có thể vận dụng vào thực tế giảng dạy Vật lí ở các trường THPT hiện nay.