Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, GV cấp THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở huyện lục nam tỉnh bắc giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 48 - 126)

Số lượng CBQL, GV Tỷ lệ giáo viên/lớp Nữ Trình độ đào tạo Đảng viên

Trên chuẩn Chưa đạt

chuẩn

SL % SL % SL % SL %

835 2,15 472 56,5 579 69,34 0 0.0 565 67,66 (Nguồn báo cáo của Phòng GD&ĐT Lục Nam - Bắc Giang)

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng a. Mục đích khảo sát: a. Mục đích khảo sát:

Nhằm đánh giá khách quan thực trạng phát triển và quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

b. Nội dung khảo sát:

- Nhận thức của đội ngũ CBQL và giáo viên về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

- Thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

- Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

c. Cách thức khảo sát:

Quan sát, phỏng vấn trực tiếp, trò chuyện, điều tra bằng phiếu hỏi và xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê.

d. Đối tượng, địa bàn khảo sát:

Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 30 CBQL và 225 giáo viên ở 15 trường trong huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Số lượng mẫu khách thể nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau:

Mẫu khách thể nghiên cứu

STT Trường Cán bộ quản lý Giáo viên

1 THCS Bắc Lũng 2 18 2 THCS Bảo Đài 2 15 3 THCS Bảo Sơn 2 16 4 THCS Bình Sơn 2 16 5 THCS Cẩm Lý 2 17 6 THCS Chu Điện 2 20 7 THCS Cương Sơn 2 15 8 THCS Đan Hội 2 15 9 THCS Đông Hưng 2 12 10 THCS Đông Phú 2 15 11 THCS Huyền Sơn 2 11 12 THCS Khám Lạng 2 14 13 THCS Lan Mẫu 2 11 14 THCS Lục Sơn 2 16 15 THCS Nghĩa Phương 2 14 Tổng 30 225 * Xử lý số liệu:

Số liệu thu thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được tiến hành quy ước và xử lý như sau:

Mức độ điểm đánh giá theo từng tiêu chí:

5 điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm

Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng

* Cách đánh giá: Việc xử lý kết quả các phiếu trưng cầu dựa vào phương pháp toán thống kê định lượng kết quả nghiên cứu. Các thông số thống kê định lượng được sử dụng là tỉ lệ phần trăm và điểm trung bình.

Mức Khoảng điểm Ý nghĩa

Với câu hỏi có 5 mức độ

5 4,2 - 5,00 Tốt

4 3,40 - 4,19 Khá

3 2,60 - 3,39 Trung bình

2 1,80 - 2,59 Yếu

1 1,00 - 1,79 Kém

Với câu hỏi có 3 mức độ

3 2,33 - 3,00 Ảnh hưởng

2 1,67 - 2,33 Ít ảnh hưởng

1 1,00 - 1,66 Không ảnh hưởng

2.2. Thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5.Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang về vai trò của phát triển chương trình giáo dục

nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới

STT Tiêu chí Khách thể đánh giá Lựa chọn Số lượng Tỷ lệ 1

Xây dựng chương trình giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, gắn với thực tiễn xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú ý giáo dục thể chất, tinh thần, bồi dưỡng nhân cách học sinh. CBQL (n=30) 30 100 GV (n=225) 125 55,6 2

Xây dựng chương trình phù hợp với điều kiện của nhà trường tạo điều kiện phát triển năng lực tư duy, tăng tính thực tiễn, giảm áp lực cho người học nhưng vẫn đảm bảo trang bị cho người học các kiến thức, kĩ năng và năng lực cơ bản để có thể tham gia kì thi tốt nghiệp THCS hằng năm. CBQL (n=30) 30 100 GV (n=225) 223 99,1 3

Nhằm tăng cường hiệu quả dạy học, giúp học sinh nắm vững kiến thức, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và có điều kiện để phát triển năng lực sở trường của cá nhân.

CBQL

(n=30) 28 93,3 GV

(n=225) 215 95,6

4

Nhằm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng khả thi, mềm dẻo, linh hoạt và phù hợp với điều kiện bảo đảm thực tế của nhà trường, nhất là về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như với khả năng tiếp thu của học sinh.

CBQL (n=30) 29 96,7 GV (n=225) 208 92,4 5 Nhằm khắc phục hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, đồng thời giúp giáo viên nhanh chóng thích ứng và dịch chuyển có hiệu quả sang quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

CBQL

(n=30) 30 100

GV

Kết quả khảo sát cho thấy: Đa số CBQL, GV đồng ý với ý kiến của chúng tôi đưa ra trong bảng hỏi, bao gồm cả những tiêu chí thể hiện vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường và tiêu chí gây nhiễu (tỷ lệ% dao động từ 93,3% đến 100% với CBQL và GV từ 92,4% đến 99,1%).

Hai tiêu chí phản ánh rõ rệt vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở là “Xây dựng chương trình phù hợp với điều kiện của nhà trường tạo điều kiện phát triển năng lực tư duy, tăng tính thực tiễn, giảm áp lực cho người học nhưng vẫn đảm bảo trang bị cho người học các kiến thức, kĩ năng và năng lực cơ bản để có thể tham gia kì thi tốt nghiệp THCS hằng năm”; “Nhằm khắc phục hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, đồng thời giúp giáo viên nhanh chóng thích ứng và dịch chuyển có hiệu quả sang quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới” được hầu hết CBQL, GV đồng ý với 100% ý kiến của CBQL và ý kiến của giáo viên lần lượt là 99,1% và 96,9%.

Tuy nhiên, nhận thức của CBQL, GV được khảo sát còn mơ hồ, hạn chế, thể hiện ở việc phần lớn khách thể cho rằng “Nhằm tăng cường hiệu quả dạy học, giúp học sinh nắm vững kiến thức, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và có điều kiện để phát triển năng lực sở trường của cá nhân” là vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở (CBQL - 93,3%; GV - 95,6%). Trên thực tế, tiêu chí này thể hiện tác dụng của dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.

Có sự khác biệt giữa đánh giá của CBQL và giáo viên về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở tiêu chí “Xây dựng chương trình giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, gắn với thực tiễn xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú ý giáo dục thể chất, tinh thần, bồi dưỡng nhân cách học sinh” (100% - CBQL; 55,6% - GV). Theo chúng tôi, vị trí công tác là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt này. Với tư cách là những người đứng đầu nhà trường, trước hết các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trong

định quản lý từ cấp trên và triển khai xuống các cấp dưới là cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường. Do đó, nhận thức của giáo viên về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới phụ thuộc rất lớn vào công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương có liên quan đến vấn đề này trong đơn vị mình công tác. Vì thế, để việc phát triển chương trình có hiệu quả, nâng cao nhận thức cho giáo viên về lĩnh vực này là cần thiết.

2.2.2. Thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang giáo dục phổ thông mới ở trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới được tiến theo một chu trình bao gồm: Phát triển chương trình giáo dục; Phân tích bối cảnh; Phân tích chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới; Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị môn học; Thiết kế chương trình giáo dục nhà trường; Thực hiện chương trình giáo dục nhà trường; Đánh giá, điều chỉnh chương trình đã xây dựng. Khảo sát thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Nội dung Mức độ (n = 255) Tổng điểm Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Phân tích bối cảnh

Phân tích điều kiện cụ thể của nhà trường (sứ mạng, tầm nhìn, cơ sở

vật chất, đội ngũ giáo viên, đặc điểm học sinh...) 72 53 93 37 0 925 3,63 1 Phân tích đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phương, khả năng xã hội

hoá giáo dục... 36 46 66 107 0 776 3,04 2

Phân tích chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới

Phân tích, đánh giá khái quát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; 75 96 30 54 0 957 3,75 1

Phân tích, đánh giá cụ thể chương trình các môn học của chương

trình giáo dục THCS hiện hành; 17 53 93 92 0 760 2,98 4 Phân tích chương trình giáo dục phổ thông mới; 29 68 70 88 0 803 3,14 3

Đánh giá điểm mới, khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông

mới để có sự điều chỉnh chương trình hiện hành cho phù hợp 58 37 77 83 0 835 3,27 2

Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị môn học

Xác định chuẩn kiến thức môn học 55 91 39 70 0 896 3,51 1

Nội dung Mức độ (n = 255) Tổng điểm Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Xác định thái độ và giá trị 11 100 94 50 0 837 3,28 2 Thiết kế chương trình giáo dục nhà trường

Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của việc rà soát chương trình sách giáo khoa hiện hành để cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học, chương trình môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới

22 82 85 66 0 825 3,24 4

Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn 30 100 37 88 0 837 3,28 3 Xây dựng các chủ đề tích hợp môn học với nội dung giáo dục địa phương 64 50 38 103 0 840 3,29 2

Xây dựng các chủ đề giáo dục STEM 64 47 45 99 0 841 3,30 1

Thiết kế chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt

động giáo dục 13 101 37 104 0 788 3,09 6 Thiết kế, bổ sung một số hoạt động giáo dục khác theo hướng hoạt

động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới

61 44 40 110 0 821 3,22 5

Thực hiện chương trình giáo dục nhà trường

Tổ chức các hội thảo để lấy ý kiến góp ý cho chương trình dự thảo 23 129 58 45 0 895 3,51 1

Xây dựng dự thảo chương trình giáo dục nhà trường theo chương

Nội dung Mức độ (n = 255) Tổng điểm Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

Hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục nhà trường 32 54 64 105 0 778 3,05 3

Ban hành chính thức chương trình giáo dục nhà trường 11 77 124 43 0 821 3,22 2 Đánh giá, điều chỉnh chương trình

Xác định loại hình, mục tiêu đánh giá; 32 97 38 88 0 838 3,29 4

Lập kế hoạch cho đợt đánh giá 65 60 60 70 0 885 3,47 1

Chuẩn bị phương tiện, công cụ đánh giá: Thiết kế tiêu chí đánh giá,

phiếu đánh giá, phiếu phỏng vấn (nếu cần). 16 63 23 153 0 707 2,77 7 Tổ chức lấy ý kiến các đối tượng được chọn để đánh giá 79 26 73 77 0 872 3,42 2

Tổng hợp ý kiến đánh giá từ các nguồn đánh giá khác nhau. 58 20 112 65 0 836 3,28 5

Hội đồng đánh giá tổ chức họp thảo luận về kết quả phân tích, đề

xuất các yêu cầu viết bản báo cáo đánh giá. 45 46 110 54 0 847 3,32 3 Viết báo cáo đánh giá 10 74 126 45 0 814 3,19 6

Kết quả bảng trên cho thấy, nội dung phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở được đánh giá chủ yếu ở mức độ trung bình. Một số ít các tiêu chí đạt mức độ khá. (Điểm trung bình chung dao động từ X đạt từ 2,77 đến 3,75). Bên cạnh đó, kết quả khảo sát còn phản ánh sự phân tán trong ý kiến đánh giá của CBQL, GV khi tỷ lệ% các mức độ là tương đương nhau ở nhiều nội dung, hoặc tập trung chủ yếu ở mức độ khá yếu.

Về thực trạng phân tích bối cảnh: Trong các nội dung phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung được đánh giá cao hơn cả về mức độ thực hiện là: “Phân tích điều kiện cụ thể của nhà trường (sứ mạng, tầm nhìn, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đặc điểm học sinh...)” (Điểm trung bình ý kiến đánh giá của CBQL và GV lần lượt là 3,77 và 3,61) (Phụ lục 3). Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tiến hành trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên của các nhà trường chúng tôi được biết: mặc dù phát triển chương trình giáo dục nhà trường đã dựa trên việc phân tích điều kiện cụ thể của nhà trường (sứ mạng, tầm nhìn, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đặc điểm học sinh...). Tuy nhiên, trên thực tế, Hiệu trưởng chủ yếu tập trung đánh giá cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Việc đánh giá năng lực, nhu cầu của học sinh, của địa phương chưa được chú trọng. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy việc phân tích các điều kiện cụ thể của nhà trường được quan tâm hơn là Phân tích đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phương, khả năng xã hội hoá giáo dục... (điểm trung bình chung của hai nội dung này lần lượt là 3,63 và 3,04).

Phân tích chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới: Nội dung này được các khách thể khảo sát đánh giá ở các mức độ khác nhau. Điểm trung bình dao động từ 2,98 đến 3,75. Tiêu chí được cả CBQL và giáo viên đánh giá mức độ Khá là “Phân tích, đánh giá khái quát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành”. Nội dung này rất quan trọng để xác định ưu điểm và hạn chế của chương trình hiện hành, từ đó có căn cứ để điều chỉnh chương trình một cách phù hợp. Tuy nhiên, nội dung quan trọng nhất của phân tích chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới là “Đánh giá điểm mới, khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông mới để có sự điều chỉnh chương trình hiện hành cho phù hợp” chưa được quan tâm thực hiện (Điểm trung bình 3,27). Có tới 50% CBQL và

30,2% GV đánh giá nội dung này ở mức độ yếu. Hạn chế này đòi hỏi các nhà quản lý phải có biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng phát triển chương trình giáo dục nhà trường.

Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị môn học: Tương tự như các nội dung khác, việc xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị môn học cũng được đánh giá ở mức độ trung bình (ĐTB ở GV và CBQL lần lượt là 3,29

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở huyện lục nam tỉnh bắc giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 48 - 126)