PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG
2.3. Sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học
11 nhằm phát triển năng lực HS trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
2.3.1. Sử dụng khi dạy bài mới (phụ lục 1)
BTSH theo hướng tiếp cận PISA được sử dụng trong tiết học nghiên cứu bài mới là những bài tập khá đơn giản, cơ bản, thường dùng để củng cố, khắc sâu kiến thức và tạo niềm tin cho HS vào những gì đã học.
Qua quá trình thực nghiệm và trao đổi kinh nghiệm với nhiều đồng nghiệp, chúng tôi thấy việc củng cố các kiến thức vừa học trong bài bằng các dạng bài tập thường đem lại hiệu quả rất cao.
HS tự lĩnh hội kiến thức cho chính mình, từ đó kiến thức được khắc sâu, nhớ lâu, tạo cho HS sự hưng phấn, u thích mơn học, muốn tìm tịi thêm nữa.
2.3.2. Sử dụng khi luyện tập, ôn tập
Các BTSH theo hướng tiếp cận PISA hầu hết đều được sử dụng trong tiết ôn tập, luyện tập. Vì các bài tập này phần lớn đều có tính chất tổng hợp, nâng cao nhằm cũng cố, phát triển các kiến thức và kỹ năng đã học. Biện pháp hiệu quả nhất là GV sử dụng bài tập giao cho HS và yêu cầu các em giải quyết những bài tập đó.
2.3.3. Sử dụng khi tự học ở nhà
Với những nội dung kiến thức mang tính thực tiễn, liên quan đến đời sống như: vấn đề về môi trường, xã hội,... hoặc những nội dung kiến thức, kỹ năng địi hỏi cần có thời gian nghiên cứu dài hơn, GV có thể yêu cầu HS nghiên cứu, thực hiện bài tập trước ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân, sau đó báo cáo tại lớp trong giờ ôn tập, luyện tập.
2.3.4. Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá (phụ lục 2)
BTSH theo hướng tiếp cận PISA cũng rất quan trọng và cần thiết trong để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS. Cùng với xu hướng chung của đổi mới giáo dục, KTĐG không chỉ đánh giá đến kết quả học tập mà dần hướng đến quan điểm đánh giá sự phát triển năng lực, không chỉ giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà cần chú trọng vào năng lực vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của thực tiễn,... Chính vì vậy, việc sử dụng BTSH theo hướng tiếp cận PISA khi KTĐG đã góp phần vào việc thực hiện mục tiêu này.
Các năm gần đây, một số trường ĐH (như ĐH Bách khoa- Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh…) đã sử dụng bài thi theo hướng tiếp cận PISA đánh giá năng lực để tuyển sinh chất lượng đầu vào.