KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH THÔNG QUA bồi DƯỠNG học SINH GIỎI môn hóa học PHẦN AXIT tác DỤNG với DUNG DỊCH MUỐI CACBONAT BẰNG PHƯƠNG PHÁP bảo TOÀN ION (Trang 28 - 29)

1. Kết luận

SKKN này giúp tác giả cùng các đồng nghiệp có thêm tài liệu để giảng dạy và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, ôn thi đại học - cao đẳng, giúp các em học sinh giải được nhanh hơn, thành thạo hơn các bài tập về bài tập CO2 tác dụng dung dịch bazơ.

Đề tài được viết ra xuất phát từ yêu cầu thực tế của việc đổi mới phương pháp dạy học - phương pháp giải bài tập hóa học hiện nay và kinh nghiệm được chắt lọc từ quá trình dạy học của bản thân. Mặc dù phạm vi đề cập còn nhỏ nhưng hi vọng sau đề tài này sẽ có rất nhiều đề tài ở dạng khác để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp giải bài tập hóa học nói riêng trong nhà trường.

Đề tài có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh có trình độ khác nhau. Khi áp dụng đề tài này, giáo viên phải linh hoạt sáng tạo trong việc đưa ra cho từng đối tượng học sinh. Tuy nhiên thực tế cho thấy, chủ yếu sử dụng phương pháp này trong bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi đại học - cao đẳng.

Với lòng yêu nghề, sự đam mê môn hóa học, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi và đã lựa chọn được phương pháp “Vận dụng định luật bảo toàn điện tích để

giải bài toán về CO2 tác dụng với dung dịch bazơ kiềm”. Quá trình nghiên cứu đề

tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của hội đồng khoa học và bạn bè đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.

2. Kiến nghị đề xuất

a, Để giải được dạng bài tập về CO2 tác dung với dung dịch bazơ theo phương pháp vận dụng định luật bảo toàn điện tích giáo viên cần giúp học sinh:

- Hiểu rõ định luật bảo toàn điện tích.

- Phải nắm vững kiến thức về phản ứng của CO2 với dung dịch bazơ.

- Vận dụng sáng tạo, nhuần nhuyễn các định luật bảo toàn trong hóa học khi giải bài tập. Đặc biệt là định luật bào toàn điện tích và bảo toàn nguyên tố.

- Biết phân tích được sự tồn tại và không tồn tại được của các ion trong dung dịch. b, Để giải được bài tập về CO2 tác dung với dung dịch bazơ rất cần thiết phải hiểu rõ sự tồn tại của các ion trong dung dịch sau phản ứng. Do đó, khi giảng dạy để khắc sâu kiến thức giáo viên cần phải cung cấp cho học sinh biết những ion nào cùng tồn tại được trong dung dịch và những ion nào không cùng tồn tại được ở trong dung dịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Sách giáo khoa và sách giáo viên môn hóa 11, NXB giáo dục 2011. 2/ Đề thi đại học của bộ năm từ 2011-2021

3/ Đề thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12 tỉnh Nghệ An năm 2013-2021. 4/ Đề thi thử đại học - cao đẳng của các trường

5/ Các tạp chí hóa học và ứng dụng

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH THÔNG QUA bồi DƯỠNG học SINH GIỎI môn hóa học PHẦN AXIT tác DỤNG với DUNG DỊCH MUỐI CACBONAT BẰNG PHƯƠNG PHÁP bảo TOÀN ION (Trang 28 - 29)