CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) xây DỰNG và THỰC HIỆN một số CHỦ đề dạy học STEM CHƯƠNG v SÓNG ÁNH SÁNG vật lí 12 THPT (Trang 61 - 65)

Quý thầy cô đánh dấu chéo (x) vào ô tương ứng với lựa chọn của mình 1. Thầy cô hiểu gì về khái niệm giáo dục STEM?

1. Giáo dục STEM là dạy học tích hợp liên môn các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán.

2. Giáo dục STEM là định hướng giáo dục: bên cạnh định hướng giáo dục toàn diện là thúc đẩy giáo dục bốn lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán với mục tiêu định hướng và chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành nghề liên quan, nhờ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

3. Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận liên môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán trong dạy học với mục tiêu nâng cao hứng thú học tập, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn, kết nối trường học với cộng đồng, hình thành và phát triển năng lực , phẩm chất người học. 4. Cả ý 2 và ý 3

2. Theo thầy cô ý nghĩa của dạy học giáo dục STEM là gì? - Đảm bảo giáo dục toàn diện.

- Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. - Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. - Kết nối trường học với cộng đồng.

3. Theo thầy cô có cần thiết dạy học môn Vật lí theo định hướng giáo dục STEM? Rất cần thiết.

Cần thiết.

Không cần thiết. Hoàn toàn không.

4. Theo thầy cô môn Vật lí có vai trò như thế nào trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM?

- Hình thành và phát triển những năng lực chung cốt lõi cho người học (NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực thực nghiệm.

- Giúp HS có những kiến thức, kỹ năng Vật lí phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Vật lí và các môn học khác như Hoá học, Sinh học, Toán, Tin học, Công nghệ,...; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tế.

- Hình thành và phát triển những phẩm chất chung cho HS (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và những phẩm chất mà giáo dục toán học đem lại (tính kỷ luật, kiên trì, độc lập, sáng tạo, hợp tác; thói quen tự học, hứng thú và niềm tin trong học Vật lí).

5. Theo thầy cô để có điều kiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM cần có năng lực nào?

- Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực tính toán

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội - Năng lực công nghệ, tin học

6. Theo thầy cô những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc giáo dục STEM? - Sự quan tâm đầy đủ và toàn diện của nhà trường tới các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học, tin học

- Cần có sự hiểu biết đầy đủ, toàn diện và thống nhất về nhận thức về giáo dục STEM.

- Quan tâm bồi ưỡng đội ngũ GV

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục STEM. - Kết nối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp,các trung tâm nghiên cứu, các cơ sở sản xuất.

7. Theo thầy cô khi thiết kế chủ đề giáo dục STEM cần thực hiện các bước như thế nào?

(1) Lựa chọn chủ đề bài học

(2) Xác định vấn đề cần giải quyết

(3) Xây dựng tiêu chí của giải pháp giải quyết vấn đề hoặc của sản phẩm (4) Xây dựng bộ câu hỏi định hướng chủ đề STEM

(5) Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học

A. Thực hiện các bước theo thứ tự: (1),(2),(3),(4),(5). B. Thực hiện các bước theo thứ tự: (1),(2),(3),(5). C. Thực hiện các bước theo thứ tự: (1),(2),(3),(4). D. Thực hiện các bước theo thứ tự: (2),(1),(3),(5).

8. Theo thầy cô bước nào là khó nhất trong các bước thiết kế chủ đề dạy học STEM? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 E. 1

9.Theo thầy cô khi tổ chức dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM có những khó khăn gì?

- Không có thời gian đầu tư thiết kế chủ đề.

- Khó chọn lọc chủ đề phù hợp với nội dung bài dạy. - Không có nhiều nguồn tư liệu tham khảo.

- Nội dung kiến thức quá khó với HS.

- Dạy học theo định hướng giáo dục STEM không đem lại kết quả cao trong các kỳ thi khảo sát hiện nay.

- Trình độ HS không đồng đều.

- Thiếu thốn về cơ sở vật chất, không đảm bảo điều kiện để dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

- HS không hứng thú với việc học theo định hướng STEM. 10.Theo thầy cô người học có hứng thú với giáo dục STEM?

Rất hứng thú. Hứng thú.

Không hứng thú.

11.Thầy cô có thường xuyên đưa STEM vào dạy học Vật lí. Rất thường xuyên.

Thường xuyên. Ít thường xuyên. Không bao giờ.

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HS

Các em HS thân mến!

- STEM là cách viết tắt lấy chữ in hoa đầu tiên trong tiếng Anh của các từ: Science

(Khoa học), Technology(Công nghệ), Engineering(Kĩ thuật), Maths(Toán học).

- Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức

và kỹ năng cần thiết liên quan đến lĩnh vực khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Các kiến thức này phải được tích hợp lồng ghép bổ trợ cho nhau giúp HS không chỉ hiểu về nguyên lý mà còn có thể tạo ra những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

- Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, tốc độ phát triển của khoa

học - công nghệ ngày một tăng lượng tri thức khoa học được sản sinh với tốc độ ngày càng cao, cơ cấu nghề nghiệp trong xã hội thay đổi lớn …đòi hỏi con người có đủ năng lực để thích ứng. Vì vậy việc đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông.

Phiếu điều tra này thực hiện nhằm đánh giá mức độ cần thiết của việc dạy học một số chủ đề môn Vật lí phần sóng ánh sáng Vật lí 12 theo định hướng giáo dục STEM. Sự đóng góp ý kiến nghiêm túc của các em là căn cứ thiết thực giúp nội dung đề tài nghiên cứu của tác giả mang tính khách quan và có ý nghĩa thực tế. Mong các em HS vui lòng cho biết ý kiến, quan điểm của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách điền dấu (X) vào ô lựa chọn.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) xây DỰNG và THỰC HIỆN một số CHỦ đề dạy học STEM CHƯƠNG v SÓNG ÁNH SÁNG vật lí 12 THPT (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)