Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) VAI TRÒ của BAN nữ CÔNG TRONG CÔNG tác QUAN tâm, GIÁO dục học SINH nữ dân tộc THIỂU số ở TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG kỳ sơn (Trang 39)

II. NỘI DUNG

5. Bài học kinh nghiệm

Với những kết quả nêu trên, tôi có thể khẳng định rằng: công tác quan tâm, giáo dục học sinh DTTS theo các giải pháp nêu trên là cơ sở, là điều kiện để tạo sự gắn kết giữa gia đình - nhà trường và xã hội ngày càng chặt chẽ. Chất lượng giáo

dục học sinh DTTS ngày càng được nâng lên, tạo sự tự tin trong học sinh, tạo niềm tin yêu gắn bó lẫn nhau trong bạn bè giữa các dân tộc, trong phụ huynh HS và trong xã hội. Từ những thành quả bước đầu đó, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

5.1. Luôn coi trọng công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ DTTS

Các tổ chức đoàn thể, cá nhân thực hiện quá trình giáo dục học sinh DTTS như: BGH, Ban nữ công, Đoàn thanh niên, GVCN, GVBM, học sinh nữ DTTS, PH HS, các tổ chức đoàn thể xã hội khác... phải luôn coi trọng công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ DTTS để thực hiện mục tiêu giáo dục của toàn xã hội: rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc, các em có điều kiện, cơ hội để tiếp cận, phát triển và cống hiến, được học tập, rèn luyện để trở thành những người có ích không chỉ giúp ổn định xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển mà chính những các em là những tấm gương nỗ lực vượt qua những tập tục, thể hiện ý chí quyết tâm, bản lĩnh của tuổi trẻ.

5.2. Nữ CBGV luôn là người tiên phong, giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện giáo dục học sinh nữ DTTS thực hiện giáo dục học sinh nữ DTTS

Không chỉ đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; về phẩm chất đạo đức, yêu nghề mến trò... như tất cả các nam GV, mà họ còn phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian, lòng nhiệt tình, sự tâm huyết hơn bình thường để chỉ bảo cho các em nữ học trò DTTS của mìn. Dù vất vả, áp lực nhưng bằng tình thương và trách nhiệm, họ luôn dành cho học trò sự quan tâm đặc biệt, để giúp các em tiến bộ mỗi ngày. Mặt khác, các cô là người đóng vai trò tiên phong, nòng cốt trong việc thực hiện giáo dục học sinh nữ DTTS, nghĩa là họ luôn tích cực trong việc nắm bắt các chủ trương, chính sách đối với học sinh DTTS nói chung và nữ học sinh DTTS tật nói riêng để chủ động tham mưu với BGH, với các thành tố khác tham gia vào quá trình giáo dục để cùng phối hợp thực hiện và mang lại kết quả giáo dục tốt nhất cho HS. Nữ CBGV trong mọi tình huống giáo dục, đặc biệt là các tình huống giáo dục nữ học sinh DTTS, phải tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các em.

Ngoài ra, nữ CBGV còn phải là cầu nối để kết nối mọi lực lượng, mọi yếu tố tham gia vào quá trình giáo dục HS. Giáo dục là Khuyết tật là một vấn đề đa chiều, nên đương nhiên sẽ có nhiều bên liên quan và nếu không có một yếu tố nào đóng vai trò kết nối để huy động mọi yếu tố của nhân lực và nguồn lực vật chất vào quá trình GDHN thì chắc chắn hiệu quả GDHN sẽ không được như mong muốn.

5.3. Huy động sức mạnh tổng hợp để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS sinh DTTS

Để mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giáo dục học sinh nữ có sự hợp tác của các bên liên quan để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Trong nhiều năm, Đảng và Nhà nước cũng như rất nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm, chú trọng đến công tác giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và thành lập nhiều mô hình trường học dành cho con em đồng bào các dân tộc. Nhiều nhà quản lý, giáo viên ở các trường

miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS trên cả nước trong đó có Nghệ An cũng như Kỳ Sơn đã nghĩ ra những giải pháp mới, phù hợp với đặc thù của địa phương để thực hiện giáo dục học sinh hiệu quả.

Trên đây là một số bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài. Bản thân tôi tha thiết mong mỏi các cấp chính quyền, đặc biệt là ngành Giáo dục và các Ban ngành liên quan trên địa bàn huyện Kỳ Sơn cần phối hợp chặt chẽ với nhau, tham mưu cho lãnh đạo để có được những quyết sách, đẩy nhanh sự phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh DTTS, nhằm hạn chế tình trạng bỏ học, tảo hôn và làm giảm chất lượng giáo dục ở địa phương.

6. Hƣớng phát triển của đề tài

- Đề tài đã, đang và sẽ được tiếp tục ứng dụng trong các trường THPT trên

địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương…

- Kết quả của đề tài khẳng định sự cần thiết nhân rộng các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ DTTS không chỉ ở trên địa bàn các trường THPT mà có thể áp dụng cho cấp THCS các vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn toàn tỉnh.

III. KẾT LUẬN 1. Kết luận 1. Kết luận

Giáo dục học sinh nữ DTTS không chỉ là là nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục mà còn là mục tiêu phát triển bền vững giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS là nhiệm vụ quan trọng trong bất kỳ nhà trường nào có học sinh DTTS. Thấu hiểu điều đó, được sự giúp đỡ của trường THPT Kỳ Sơn, sự ủng hộ của đồng nghiệp, PH và HS, tôi đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu để thực hiện đề tài trong thời gian 2 năm học vừa qua, góp phần phát huy hơn nữa công tác giáo dục học sinh nữ DTTS trong trường THPT. Với đề tài “Vai trò của Ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường THPT Kỳ Sơn” có ý nghĩa rất lớn

đã giúp tôi bước đầu đạt được những thành công trong việc giúp các em học sinh nâng cao nhận thức, hiểu biết về kiến thức pháp luật, kỹ năng sống, phân biệt được các giá trị truyền thống văn hóa với các tập tục lạc hậu, hạn chế được học sinh nữ bỏ học và tình trạng tảo hôn. Đồng thời nêu cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, sự cần thiết trong công tác phối hợp giữa các tổ chức và đặc biệt là Ban nữ công trong công tác giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số tại các trường phổ thông miền núi, tôi mong muốn các đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng được sáng kiến này của tôi vào trong quá trình giáo dục học sinh. Tuy nhiên đây mới chỉ là kinh nghiệm của tôi có thể đang còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của Hội đồng khoa học các cấp, để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi hi vọng rằng đề tài này không chỉ áp dụng cho các trường THPT trên địa bàn các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn mà còn có thể áp dụng rộng rãi trong các trường phổ thông miền núi trong toàn tỉnh cũng như trên cả nước, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ DTTS, hạn chế tình trạng tảo hôn, giúp ổn định xã hội, giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

Đề tài đảm bảo tính mới, tính khoa học và hiệu quả. Thông qua đó thu được kết quả khả quan:

Thứ nhất, tôi đã tìm hiểu lý luận về giáo dục học sinh nữ DTTS, căn cứ trên tình hình thực tế cơ sở để đưa ra giải pháp phù hợp.

Thứ hai, nhận thấy được yêu cầu đối với BGH, BCH công đoàn, Ban nữ công, Đoàn thanh niên, GVCN, GVBM để góp phần nâng cao chất lượng học sinh nữ DTTS. Giải pháp trên đã được chúng tôi áp dụng 2 năm, tuy nhiên để có cách thức hợp lý cần linh hoạt trong áp dụng bởi mỗi đơn vị có lợi thế khác nhau, dân tộc khác nhau.

Thứ ba, gần 2 năm trở lại đây trường chúng tôi và các trường THPT Tương Dương 1, Tương Dương 2 đã sử dụng giải pháp này, không chỉ nâng cao chất lượng học sinh nữ DTTS mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Thứ tư, giải pháp nêu trên đã huy động sự sáng tạo, linh hoạt trong công tác quản lý giáo dục học sinh DTTS của BGH, BCH công đoàn, Đoàn Thanh niên; phát huy tốt hơn vai trò nòng cốt của Ban nữ công; GVBM thể hiện được năng lực biến hóa trong giảng dạy; học sinh nữ DTTS mạnh dạn, ý thức tự giác và học tập chuyên cần hơn; và sự chung tay hỗ trợ của các lực lượng khác để làm tốt hơn nữa công tác giáo dục học sinh nữ DTTS. Đặc biệt nhà trường hạn chế được tình trạng học sinh nữ bỏ học, tảo hôn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.

Kết quả đạt được trong công tác giáo dục học sinh nữ DTTS làm cho chúng tôi tự tin hơn trong việc lựa chọn giải pháp quản lý, chủ nhiệm, giảng dạy và phối hợp trong giáo dục. Những giải pháp được đưa ra trong đề tài đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện tại trường THPT Kỳ Sơn cũng như các trường THPT Tương Dương 1, Tương Dương 2.

2. Kiến nghị

Quan tâm, giáo dục học sinh nữ DTTS là vô cùng cần thiết, tôi xin kiến nghị như sau:

- Các cấp quản lý giáo dục cần tham mưu cho các cấp chính quyền xây dựng Quy chế phối hợp giữa ngành Giáo dục với các cấp chính quyền địa phương về công tác xã hội hóa giáo dục, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật, hạn chế tình trạng tảo hôn. Rất mong các cấp quản lý đặc biệt quan tâm đến giáo dục học sinh nữ DTTS.

- Nhà trường tăng cường công tác tư vấn cho học sinh nữ DTTS, tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao, phối hợp chặt chẽ với các cấp lãnh đạo ở địa phương để cùng nhau thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh nữ DTTS tại địa bàn.

- Mỗi giáo viên cần xác định tư tưởng, tâm thế đúng cho bản thân, cần phải không ngừng học tập, nâng cao hiểu biết, không ngại khó, kiên trì và yêu thương HS như con của mình.

Trên đây là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi. Những gì tôi trình bày trong đề tài là sự nghiên cứu tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn trong một thời gian dài trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực góp phần vào việc hạn chế tình trạng bỏ học, tảo hôn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ DTTS. Tôi mong muốn các đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng được phần nào những kinh nghiệm này vào trong quá trình giáo dục học sinh nữ DTTS và mong nhận được những góp ý từ các đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp và bạn bè chia sẻ, góp ý, bổ sung để đề tài có thể hoàn thiện hơn.

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự làm, nếu có sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chỉ thị số 03 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước- đảm việc nhà”.

2. Chỉ thị 21- CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Nghị quyết Đại hội XIX Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An.

3. Chương trình hành động số 190 của tổng LĐLĐ Việt Nam về thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ chính trị.

4. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020.

5. Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009).

6. Luật bình đẳng giới, chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 của Thủ tướng Chính phủ;

7. Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14-11-2006, quy định việc cử tuyển người DTTS vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và được hưởng học bổng, tiền hỗ trợ ăn, ở, đi lại, mua sách vở, đồ dùng học tập.

8. Nghị định số 61/2006/NĐ-CP, ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

9. Nghị quyết 11/NQ-TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

10. Nghị quyết số 06b/NĐ-TLĐ, ngày 29 tháng 01 năm 2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

11. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc;

12. Nghị định số 19/2013/NĐ-CP, ngày 23/02/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

13. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

chính sách miễn, giảm học phí cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh là người DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ;

15. Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;

16. Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, HS, SV các DTTS rất ít người;

17. Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 09/5/2018 của chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non;

18. Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XV CĐGD Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XVIII Công đoàn Nghệ An;

19. Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19/11/2021 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy Nghệ An ban hành về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

20. Nhà trường xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch quan tâm, giáo dục nữ học sinh dân tộc thiểu số ngay từ đầu năm học.

21. Quyết định số 2123/QĐ- TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015.

22. Quyết định 2123/2010/QĐ-TTg ngày 22-11-2010 về đảm bảo quyền được giáo dục cho các DTTS rất ít người.

23. Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên đối với sinh viên là người DTTS thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước, thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng;

24. Quyết định số 5006/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) VAI TRÒ của BAN nữ CÔNG TRONG CÔNG tác QUAN tâm, GIÁO dục học SINH nữ dân tộc THIỂU số ở TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG kỳ sơn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)