NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN: 1 Những tồn tại:

Một phần của tài liệu Đề tài "Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây", pps (Trang 31 - 33)

V.1. Những tồn tại:

- Về công tác tổ chức: công tác tổ chức bổ nhiệm cán bộ nhất là bộ máy điều hành chậm, chưa có tính ổn định. Hoạt động của Hội đồng quản trị, ban

kiểm soát chưa tương xứng với vai trò, vị trí trong Công ty cổ phần.

- Về kết quả sản xuất kinh doanh:

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty những năm qua có nhiều biến động. Tình hình kinh doanh chưa ổn định, tốc độ tăng trưởng chưa liên tục.

Các chỉ tiêu kinh tế như chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận, thu nhập bình

quân... qua các năm phần lớn chưa đạt như kế hoạch đề ra. Các cửa hàng kinh

doanh ăn uống, buôn bán chưa phát huy hết khả năng tối đa, hiệu suất thấp. Ở

một số vị trí, địa điểm kinh doanh như (các quầy dãy ngoài cửa hàng Cầu Am,

dịch vụ Cầu Am, tổ quầy Bến xe...) chưa phát huy hết vị trí thuận lợi, tiềm năng sẵn có, kết quả kinh doanh còn thấp.

- Khâu kinh doanh bán buôn: Thị trường chiếm lĩnh hạn hẹp, các mặt hàng bán buôn chưa nhiều chưa phong phú, khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng chưa cao.

uống chưa cao. Món ăn ít cải tiến, rập khuôn, giá cả chưa quan tâm thường

xuyên.

- Công tác quản lý: Có lúc có nơi chưa thật sâu sát, nhất là quản lý doanh

thu bán ra và quản lý đầu vào giá mua, chất lượng nguyên liệu nên ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và chất lượng món ăn. Quản lý những chi phí phát sinh chưa chặt chẽ, còn lãng phí.

- Chất lượng báo cáo thống kê, quyết toán chưa cao, chưa kịp thời ở một

số đơn vị. (Cửa hàng ăn uống Quang Trung báo cáo quyết toán phải sửa

nhiều, Cửa hàng ăn uống Bến xe báo cáo thống kê chưa đúng thời gian quy định, chưa đầy đủ).

V.2. Nguyên nhân:

- Sự cạnh tranh trên thị trường giữa các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt, kinh doanh trong các lĩnh vực ăn uống, khách sạn, dịch vụ, thương

mại ngày càng khó khăn. Các thành phần kinh tế tư nhân đang phát triển rất

mạnh, các thủ thuật cạnh tranh ngày càng cao. Yêu cầu đòi hỏi của thị trường,

khách hàng về chất lượng, giá thành, tiếp thị, phục vụ.... ngày càng khắt khe.

Các thành phần kinh tế tư nhân rất có lợi thế về các mặt như năng động, sáng

tạo, ứng biến, thích nghi nhanh với thị trường.

- Tình hình chung của Công ty chưa được ổn định: năm 1999, là năm Công ty được cổ phần hoá, năm 2000 là năm đầu tiên Công ty hoạt động theo

mô hình mới nên còn nhiều khó khăn về mọi mặt: tổ chức, quản lý, điều hành.

Trong khi đó cơ chế chính sách cụ thể cho mô hình Công ty cổ phần chưa đồng bộ thống nhất. Mạng lưới kinh doanh không ổn định, nhiều địa điểm

kinh doanh ở trong diện quy hoạch như chợ, bách hoá, khu vực Thanh Xuân

bấp bênh (Phường và thị xã đòi đất để xây dựng trụ sở công an phường) nên không thể đầu tư sửa chữa nâng cấp để củng cố kinh doanh được.

- Trình độ, năng lực của một số cán bộ công nhân viên còn hạn chế.

Kinh nghiệm thực tế trong lãnh đạo chỉ đạo của cán bộ quản lý điều hành ở

Công ty cổ phần chưa có - kể cả Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Đội ngũ

trẻ có đủ năng lực, trình độ để bố trí vào vị trí quản lý thiếu, chưa có người kế

cận. Một số lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của phương thức khoán

quản, những lao động kỹ thuật có khả năng tay nghề tổ chức kinh doanh thì thiếu, trong khi đó những lao động làm việc phụ năng suất thấp nhiều.

chưa linh hoạt, các hình thức khuyến mãi cho khách hàng chưa cụ thể, khả năng lôi kéo thu hút khách hàng còn hạn chế.

Chương III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.

Một phần của tài liệu Đề tài "Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây", pps (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)