Thực trạng bạo lực giữa vợ chồng tại thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bình đẳng giới và vấn đề phòng chống bạo lực giữa vợ chồng qua thực tiễn tại thành phố đà nẵng (Trang 68 - 73)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng bạo lực giữa vợ chồng tại thành phố Đà Nẵng

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa có số liệu điều tra, thống kê đầy đủ, cụ thể về thực trạng bạo lực giữa vợ và chồng.

Theo thống kê của TAND thành phố Đà Nẵng, trong 5 năm từ 2001 - 2005, toàn thành phố có 1.980 vụ án ly hôn, có 29,24% vụ có nguyên nhân từ BLGĐ. Riêng ba năm từ 2006 - 2008, Đà Nẵng có gần 1.150 vụ án ly hôn, trong đó số vụ ly hôn do bị đánh đập, ngược đãi chiếm gần 30% [34, tr.15]. Thực trạng trên cho thấy, bạo lực giữa vợ và chồng là một nguyên nhân cơ bản làm gia tăng tình trạng ly hôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Theo số liệu từ việc tổ chức khảo sát ý kiến của 90 cán bộ lãnh đạo, quản lý từ phường đến khu dân cư, có 33,3% cho rằng tình trạng BLGĐ không là hiện tượng cá biệt, 55,6% cho rằng BLGĐ là khá phổ biến và gia tăng, 11,1% cho rằng BLGĐ là rất phổ biến trong thực tế [15].

Theo Trung tâm giám định pháp y thành phố Đà Nẵng, chỉ tính từ năm 2002 đến năm 2005, có 1680 phụ nữ và trẻ em bị bạo hành đến giám định pháp y, trong đó có 190 phụ nữ là bị chồng đánh (chiếm 13,31%), Theo Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em thành phố Đà Nẵng, 90% nạn nhân của bạo hành gia đình là phụ nữ. Trong số đó, 45% bị chồng đánh đập, 80% bị sỉ nhục, đe dọa, hơn 70% bị bỏ mặc, không quan tâm, 10% bị ngăn cấm tham gia các hoạt động xã hội và gần 20% bị chồng ép mang thai, phá thai ngoài ý muốn.

Nhận thức về BLGĐ nói chung, bạo lực giữa vợ chồng nói riêng và ảnh hưởng của BLGĐ ở Đà Nẵng tương đối tốt so với các địa bàn khác. Người dân phân biệt “khá rõ ràng” về các hành vi bạo lực với những mâu thuẫn thường ngày trong gia đình.

“Em lấy chồng từ khi 17 tuổi, ngay sau khi học xong trung học cơ sở và đi làm. Khi lấy em cũng xuất phát từ tình yêu. Ngay sau khi kết hôn và có con thì em thấy mình đã lầm. Anh ấy dường như là người khác hoàn toàn.

Cứ buổi chiều sau khi làm việc xong là anh ấy đi nhậu. Nhậu say lại chửi mắng ba mẹ con, con ốm đau anh ấy cũng bỏ mặc cho vợ con xoay sở tại bệnh viện, không quan tâm. Khi em đi làm và đi học thêm để đáp ứng công việc anh ấy ngăn cấm và nói: “Học nhiều để về cãi chồng à”?

Anh ấy thường xuyên mang em ra đánh trước mắt con cái, một lần anh ấy đánh em, con trai của em đang học lớp 10 đã vớ lấy cái ghế cháu đang ngồi ăn cơm và nói với anh ấy: “Nếu ông đánh mẹ tôi, tôi phang cho ông chết luôn”. Đến hôm ấy em thật sự sợ vì nếu mình cứ duy trì quan hệ gia đình như vậy có thể gây hậu quả rất lớn cho con cái. Vì thế em đã quyết định ly hôn, dù anh ấy không đồng ý”.

(Một phụ nữ, đã ly hôn, sống tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, trả lời khi được hỏi về BLGĐ)

Qua công tác nghiên cứu, khảo sát ở một số xã trên địa bàn thành phố cho thấy: có 96% số người được hỏi nhận biết đúng hành vi BLGĐ gồm “đánh đập, hành hạ, cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng” của người thân trong gia đình; không có khác biệt nhiều giữa tỉ lệ nam và nữ trong nhận biết các biểu hiện này. Loại hành vi được nhiều người nhận biết đúng nhất là hành vi “đánh đập, hành hạ, cố ý xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng” với tỉ lệ 86,4%, tiếp đó là hành vi “chửi mắng, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín” với tỉ lệ 58,4%. Tỉ lệ nữ nhận biết đúng về hành vi BLGĐ cao hơn tỉ lệ nam, điều đó cho thấy có thể phụ nữ thường phải trải qua các tình huống BLGĐ với tư cách là người bị BLGĐ hoặc chứng kiến. Hành vi “chồng mắng chửi vợ” được nhiều người nêu ra nhất với 76.8% ý kiến, thứ hai là hành vi “chồng đánh vợ” với 73.6% ý kiến [16].

Theo bảng số liệu khảo sát tại một số thôn trên địa bàn thành phố về các hành vi bạo lực diễn ra trong năm 2010 dưới đây, cho thấy: bạo lực giữa vợ và chồng chủ yếu diễn ra dưới hình thức bạo lực về thể xác và bạo lực về tinh thần. Ở hình thức bạo lực về thể xác có sự khác biệt khá lớn về tỉ lệ, theo đó nạn nhân chủ yếu là người vợ, nạn nhân là người chồng không nhiều. Ở hình thức bạo lực về tinh thần, tỉ lệ khác biệt không cao, cả chồng và vợ đều có thể là nạn nhân.

Bảng: Tỉ lệ các ý kiến cho biết hành vi bạo lực gia đình đã xảy ra trong mô ̣t năm (2010) qua khảo sát tại một số thôn trên địa bàn thành phố:

TT Các hành vi BLGĐ Tỉ lệ

1 Chồng đánh vợ 73.6

2 Vợ đánh chồng 11.2

3 Chồng mắng chửi vợ 76.8

4 Vợ chửi mắng chồng 54.4

Nguồn:Trích từ nghiên cứu Đánh giá việc thực hiện Luật phòng chống BLGĐ, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển

(CGFED), 10/2010.

Ở nhóm người có trình độ dân trí thấp, hành vi BLGĐ có xu hướng xảy ra cao hơn. Những hành vi phổ biến là đánh đập, chửi mắng, không đóng góp vào kinh tế gia đình, kiểm soát thu nhập, chi tiêu, thái độ bỏ mặc [16].

Tại thành phố Đà Nẵng, nguyên nhân ba ̣o lực gia đình được nhiều người cho là quan tro ̣ng nhất là “nghiện rượu , bia” với 41.6% ý kiến, thứ hai là nguyên nhân “nghèo đói , thất nghiệp” với 20.8% ý kiến và thứ ba là nguyên nhân “vợ hoặc chồng ngoại tình” với 13.6% ý kiến [34, tr.27].

Đà Nẵng, cũng như hầu hết các địa phương khác, hành vi bạo lực về tình dục, kinh tế, tinh thần khó nhìn thấy , khó phát hiện và khó nói ra nên

Ở đây chủ yếu chồng uống rượu vào rồi đánh chửi vợ tùm lum, đuổi vợ ra khỏi nhà, cũng có người ngoại tình rồi về nhà ghẻ lạnh với vợ con. Trường hợp bạo lực tinh thần hay hình thức ngăn cấm vợ không cho tiếp xúc với người ngoài, hoặc bạo lực tình dục ở đây không thấy, có lẽ họ cũng

không báo, nên tổ hòa giải không biết...” (Ý kiến của một cán bộ Hội Liên

hiệp phụ nữ phường).

Hành vi bạo lực giữa vợ và chồng không chỉ xảy ra ở vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân mà còn xảy ra ở cả những cặp vợ chồng đã ly hôn. Như trường hợp của chị Nguyễn Thị Tâm (1975, trú An Ngãi Đông, Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng) bị chồng cũ là anh Nguyễn Anh (1968) và gia đình chồng đánh đập phải đi cấp cứu vào ngày 12/9/2011, khi chị Tâm đang bán trái cây tại chợ An Ngãi Đông, vì lý do chị đã đến nhà anh Nguyễn Anh để dự đám hỏi một người thân [42].

Hoặc trường hợp của chị Nguyễn Thị Hồng Vân, sinh năm 1981, trú tổ dân phố 11, Hòa Thuận Tây, Đà Nẵng. Sau khi kết hôn cùng anh Nguyễn Hoài Nam chưa đầy 1 năm thì chị Vân phát hiện chồng chị có quan hệ tình cảm với một phụ nữ khác. Sau nhiều lần khuyên nhủ chồng từ bỏ mối quan hệ bất chính nhưng không được, tháng 7/2010 hai người sống ly thân. Mâu thuẫn vợ chồng ngày càng trầm trọng, khó có thể hàn gắn được, tháng 9/2010, chị Vân viết đơn xin ly hôn gửi đến TAND quận Hải Châu và đưa con về sống ở nhà cha mẹ ruột. TAND quận Hải Châu đã tiến hành hòa giải 2 lần nhưng không thành. Ngày 4/5/2011, cháu Khánh Nam (con của chị Vân và anh Nam) bị viêm phổi phải nhập viện điều trị nên hằng ngày anh Nam vẫn vào thăm con. Khoảng 22 giờ ngày 10/5/2011, khi đến thăm con, anh Nam hỏi chị Vân: “Ngày mai có ra tòa không?” (TAND quận Hải Châu mời các bên đương sự) và yêu cầu không được ly hôn nhưng chị Vân không đồng ý. Không thể thuyết phục được, anh Nam quay sang gây gổ rồi tắt điện, khóa cửa hành hung chị Vân ngay tại bệnh viện [41].

Phần lớn nạn nhân thường có tâm lý e ngại, che giấu thực tế xảy ra, thậm chí chấp nhận “chung sống” với bạo lực thời gian dài. Như trường hợp của bà Đoàn Thị Mười, trú thôn Hòa Khê, Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng (đã được đề cập ở mục 2.2.2 chương 2 của luận văn) có gần 30 năm sống như trong chốn lao tù, phải nhập viện nhiều lần vì những trận đòn thừa sống thiếu chết của người chồng vũ phu. Song chính quyền, các đoàn thể địa phương vẫn không thể xử lý, vì theo một cán bộ Hội Phụ nữ của xã Hòa Sơn cho biết: “Việc ông Hương bạo hành vợ thì ở đây mọi người đều biết và lên án kịch liệt. Tuy nhiên, bà Mười là người chịu thương chịu khó và thương con nên cố chịu đựng, không báo với chính quyền nên chúng tôi cũng không có hướng giải quyết cụ thể. Trước đây mỗi lần biết chuyện bà bị hành hung, chúng tôi chỉ có thể đến khuyên giải ông Hương cũng như tổ chức hòa giải” [48].

Nhiều trường hợp còn không dám đến cả cơ sở y tế để khám và chữa trị thương tích. Một số trường hợp đã xảy ra hậu quả nặng nề. Điển hình như vụ án Phạm Phú Lên (34 tuổi, trú tổ 2B phường Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng) đổ xăng đốt vợ cùng 3 con, khiến con gái bị tử vong, vợ và 02 con bị trọng thương. Cá biệt, có những trường hợp nạn nhân của các vụ bạo lực đã phản kháng tiêu cực bằng cách giết thủ phạm. Chị Nguyễn Thị Trang, trú tại xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, vì bị chồng đánh đập, trong lúc quẫn trí đã tự vệ bằng cách dùng dao đâm chính người chồng của mình dẫn đến tử vong. Hay như chị Hoàng Thị Hương, trú tại phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thì vì ngăn cản chồng đi uống rượu đã bị chồng và bạn của chồng đánh giữa chỗ đông người, chị đã đâm người đó chết để rồi phải nhận bản án 6 năm tù [47].

BLGĐ đang là vấn đề được các cấp chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng quan tâm sâu sắc và đã triển khai nhiều hoạt động tích cực nhằm phòng chống BLGĐ có hiệu quả. Thời gian gần đây, tình trạng bạo lực giữa vợ và chồng trên địa bàn thành phố đã có chiều hướng giảm nhưng diễn biến

vẫn khá phức tạp, dưới nhiều hình thức khác nhau. Tiếp tục gây ra những hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội; ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm của mỗi cá nhân; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách, lối sống của thế hệ trẻ; gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác. Đặc biệt làm triệt tiêu quyền bình đẳng thực chất giữa vợ và chồng, vì khi BLGĐ, bạo lực giữa vợ - chồng còn tồn tại thì không thể có BĐG giữa vợ chồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bình đẳng giới và vấn đề phòng chống bạo lực giữa vợ chồng qua thực tiễn tại thành phố đà nẵng (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)