Chỉ đạo của Chính phủ về việc triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Về việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay (Trang 55 - 57)

3.1.1. Chỉ đạo liên quan tới việc xây dựng Chính phủ điện tử

Hải quan điện tử là một bộ phận của CPĐT. Vì vậy những chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng và thực hiện CPĐT là định hướng rất quan trọng cho việc xây dựng và thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Hiện nay, theo bảng xếp hạng về CPĐT năm 2008 của Liên Hiệp quốc, Việt Nam đang ở vị trí 91 trong 182 nước và đạt điểm 4,5 (trong thang điểm 10) về mức độ triển khai. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng phát triển CPĐT vẫn còn nhiều tồn tại, tác động rất lớn tới xây dựng và thực hiện thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam.

Quá trình triển khai CPĐT ở Việt Nam bắt đầu bằng đề án tin học hóa quản lý hành chính (đề án 112) từ năm 2000, tuy nhiên đã có quyết định ngưng hoạt động khi chưa đến thời hạn kết thúc. Đây được coi như thất bại đầu tiên của Việt Nam trong triển khai dự án chính phủ điện tử. Hiện nay, hoạt động ứng dụng CNTT và thúc đẩy xây dựng CPĐT ở Việt Nam được giao cho Bộ Thông tin & truyền thông đầu mối chủ trì. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ đã trình Thủ tướng ban hành Chiến lược phát triển CNTT & TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (theo Quyết định 246/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ), 03 Nghị định, Quyết định về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, Bộ Thơng tin & truyền thơng cũng đang trong q trình chuẩn bị xây dựng chiến lược tổng thể cho CPĐT. Hàng năm, Bộ Thông tin & truyền thông phối hợp với Văn phịng Ban chỉ đạo quốc gia về cơng nghệ thơng tin và Tập đồn dữ liệu quốc tế IDG tại Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo quốc gia về CPĐT. Hội thảo năm 2008 lần đầu tiên xác định việc xây dựng CPĐT gắn với cải cách hành chính. Đây là một bước đi đúng hướng bởi việc ứng dụng CNTT sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi các quy trình thủ tục trong cơ quan hành chính nhà nước được chuẩn hóa. Ngày 10 tháng 01 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết

định số 30/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đơn giản hóa Thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30); và Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 ban hành kế hoạch thực hiện Đề án 30; đưa ra các giải pháp tổng thể, công khai, minh bạch nhằm thống kê rà sốt, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Qua sơ lược tình hình trên, ta có thể thấy: Mặc dù đã có một số văn bản chỉ đạo về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước và CPĐT đã được đề cập xen kẽ trong chiến lược phát triển CNTT của các Bộ, Ngành; và trên thực tế, một số nội dung của CPĐT như xây dựng website cung cấp thông tin, cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến đã được các cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có văn bản chính thức nào về CPĐT được ban hành. Chính vì vậy, CPĐT vẫn là một khái niệm cịn khá mơ hồ, những chính sách, giải pháp tổng thể do đó cũng chưa được xác định. Việc thiếu định hướng trong xây dựng CPĐT ở Việt Nam rõ ràng đã gây ảnh hưởng đối với việc phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước nói chung và thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong ngành Hải quan nói riêng.

3.1.2. Chỉ đạo liên quan tới việc triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử

Trước xu hướng phát triển tất yếu của thủ tục hải quan điện tử, trong điều kiện CPĐT ở Việt Nam chưa được xây dựng và thực hiện; thực hiện chủ trương của Chính phủ và Bộ Tài chính; từ năm 2005 tới nay, Tổng cục Hải quan đã từng bước thí điểm áp dụng CMQT trong xây dựng thủ tục hải quan điện tử.

Quyết định 149/2005/QĐ-TT ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử định hướng cho thực hiện thí điểm như sau:

Mục tiêu thực hiện thí điểm: từng bước cải cách hoạt động nghiệp vụ hải

quan theo hướng phù hợp với chuẩn mực của hải quan hiện đại trong khu vực và thế giới; chuyển đổi từ thủ tục hải quan thủ công sang thủ tục hải quan điện tử; tổng kết, rút kinh nghiệm để hồn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử.

- Thủ tục hải quan được thực hiện bằng các phương tiện điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan.

- Hồ sơ hải quan điện tử bảo đảm sự tồn vẹn, có khn dạng chuẩn và có giá trị pháp lý như hồ sơ hải quan giấy.

- Thực hiện các quy định về việc người khai hải quan được tự khai, tự nộp thuế và các khoản thu khác. Áp dụng hình thức nộp hàng tháng đối với lệ phí làm thủ tục hải quan.

- Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan trên cơ sở hồ sơ hải quan điện tử do doanh nghiệp gửi tới; quyết định thông quan dựa trên hồ sơ điện tử do doanh nghiệp khai; quyết định việc kiểm tra hải quan dựa trên kết quả phân tích thơng tin từ cơ sở dữ liệu của hải quan và các nguồn thông tin khác.

Về lộ trình thực hiện thí điểm

Lộ trình chính thức thực hiện thủ tục hải quan điện tử: Theo QĐ 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định thời gian, địa điểm thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử như sau:

Việc thực hiện được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (Năm 2005): Tổ chức thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.

Giai đoạn 2 (từ 01/01/2006 đến 30/08/2006): Sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm giai đoạn I; Lựa chọn thêm một số cục hải quan tỉnh, thành phố có đủ điều kiện để thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử.

Giai đoạn 3 (từ 09/2006 đến hết năm 2007): Tổng kết, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện thí điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Về việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)