Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về dân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 48)

2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã trên địa bàn huyện Kim Động trên địa bàn huyện Kim Động

2.1.1. Hệ thống pháp luật về thực hiện dân chủ hiện nay

Pháp luật về dân chủ xã, phường, thị trấn ra đời sau Chỉ thị số 30- CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) là một bước tiến mới của quá trình mở rộng và phát huy dân chủ của nhân dân.

Thực hiện Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 ngày 30/7/1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính Phủ đã ban hành các Nghị định: Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998, Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/2/1999, Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 11/5/1998, Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003; theo đó Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước, Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ra đời. Sau 6 năm thực hiện, Quy chế thực hiện dân chủ ở xã được Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI nâng lên thành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 gồm 6 Chương với 28 điều. Thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã trên địa bàn huyện Kim Động nói riêng, tỉnh Hưng Yên và cả nước nói chung hiện nay là các hoạt động nhằm đưa các quy định của Pháp lệnh số 34 vào cuộc sống.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và dân cư

Quá trình hình thành: Vào những thế kỷ đầu của công nguyên, Kim Động thuộc quận Giao Chỉ, thời nhà Đinh có tên là Đằng Châu, thời nhà Trần có tên là Kim Động cho đến nay.

Ngày 24 tháng 2 năm 1979, theo Quyết định số 70/CP của Hội đồng Chính phủ, huyện Kim Động sáp nhập với huyện Ân Thi thành huyện Kim Thi, thuộc tỉnh Hải Hưng. Sau 17 năm hợp nhất, đến tháng 4 năm 1996 thực hiện Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 27/01/1996 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Kim Thi tách ra thành hai huyện Kim Động và Ân Thi như trước.

Huyện Kim Động là một trong 10 huyện, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hưng Yên. Phía Bắc giáp huyện Khoái Châu, phía nam giáp thành phố Hưng Yên; phía Đông giáp huyện Ân Thi và Tiên Lữ; phía Tây giáp sông Hồng, bên kia là huyện Phú Xuyên (Hà Nội) và Duy Tiên (Hà Nam).

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

Đến hết năm 2013 huyện Kim Động gồm 19 đơn vị hành chính, trong đó có 18 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích 114,684km2. Từ ngày 01/01/2014, 02 xã Phú Cường và Hùng Cường được điều chuyển về thành phố Hưng Yên. Theo số liệu điều tra năm 2012, tổng số dân của huyện là 122.935 người, mật độ đạt 1.071 người/km2

- Về dân số: Dân số ở huyện Kim Động tính đến tháng 12/2011 có 123.328 nhân khẩu, trong đó nữ 62.870 nhân khẩu, trong độ tuổi lao động là 66.171 nhân khẩu (Nguồn Chi cục Thống kê). Nhìn chung dân số của huyện

phân bổ không đều, tăng dần theo hướng Tây đến Tây Nam, tập trung đông nhất ở huyện lỵ.

- Về văn hóa: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa được thực hiện tương đối tốt. Đến nay toàn huyện có 84 làng văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 93,2% toàn huyện có 92 đội văn nghệ, 74 thư viện phòng học.

Công tác bảo tồn và quản lý hoạt động của các lễ hội dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện được quan tâm, toàn huyện có 24 di tích lịch sử văn hóa được công nhận cấp quốc gia và 16 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

- Về giáo dục, y tế: Mục tiêu cho sự nghiệp giáo dục của huyện là củng cố, duy trì bền vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Năm 2013 đã hoàn thành chuyển đổi trường mầm non bán công sang công lập. Đến nay huyện có 99,76% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, 44,2% trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng năm 2013 là 42,27%.

Về y tế: Năm 2008 huyện Kim Động có 100% các trạm y tế xã, thị trấn được công nhận chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020. Đội ngũ cán bộ y tế cấp xã gồm 95 người trong đó có 13 bác sỹ, y tế thôn là 104 người. Trung tâm Y tế huyện có 107 cán bộ với 16 bác sỹ, trong đó có 01 bác sỹ chuyên khoa cấp II và 06 bác sỹ chuyên khoa cấp I. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các cơ sở y tế tuyến tỉnh là bệnh việc Sản nhi và bệnh viện Tâm thần kinh. 6 tháng đầu năm 2014 Trung tâm Y tế huyện và Trạm y tế các xã, thị trấn đã khám, chữa bệnh cho 49.495 lượt người, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2013.

- Về an ninh quốc phòng: Huyện đã tổ chức thực hiện tốt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, tăng cường các biện pháp phòng ngừa và tấn công tội phạm. Tình hình an ninh trật tự ngày càng ổn định. Huyện có quy hoạch biện pháp khả thi để tiếp nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, hoàn thành tốt việc tuyển chọn và gọi thanh niên nhập ngũ, giao quân vượt chỉ tiêu. Với thành tích đã đạt được trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Kim Động đã được Đảng và Nhà nước tặng những phần thưởng cao quý, như tặng danh hiệu huyện Anh hùng lực lượng vũ trang, theo quyết định số 424/KT-CTN ngày 22/8/1998 do Chủ tịch nước ký; năm 2005, Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 3 cho huyện Kim Động.

- Về kinh tế: huyện được tái lập từ tháng 4/1996. Khi mới tái lập, xuất phát điểm kinh tế - xã hội còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, cơ sở

vật chất, kỹ thuật còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng thấp kém (nhất là giao thông, cấp điện, cấp nước, dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng). Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, sau hơn 15 năm tái lập, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có tốc độ phát triển nhanh và khá toàn diện trên các lĩnh vực. Trong những năm gần đây, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng nền kinh tế của huyện vẫn luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao.

Năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn do lạm phát, giá cả hàng hóa tăng cao, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân, nhưng các cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo chỉ đạo các cấp, ngành vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân, thành phần kinh tế nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, góp phần hoàn thành cơ bản kế hoạch năm 2013 đề ra: kinh tế tăng trưởng 6,53% (KH đề ra 6,5-7%), trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 0,83% (KH: 2% - 2,5%), giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 4,85% (KH: 8,15% - 8,5%), giá trị sản xuất dịch vụ thương mại tăng 14,54% (KH: 10,13% - 11%), cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ thương mại 29% - 39,57% - 31,43% (KH: 31% - 35% - 34%). Thu ngân sách trên địa bàn 62,700 tỷ đồng (KH: 80,900 tỷ đồng), năng xuất lúa bình quan năm đạt 56,98 tạ/ha. Thu nhập bình quân đầu người 27 triệu đồng/người/năm. An ninh, quốc phòng được tăng cường, chính trị ổn định trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, văn hóa – xã hội có bước phát triển, đời sống nhân dân tiếp tục được nâng lên.

Bên cạnh những tiến bộ và kết quả đạt được, vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém trên một số lĩnh vực như: Công tác quy hoạch, công tác dự báo còn yếu; kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng phát triển chưa thật sự bền vững; sản xuất nông nghiệp quy mô còn nhỏ; thương mại dịch vụ và du lịch phát

triển chưa tương xứng với lợi thế; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu đồng bộ; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; lĩnh vực văn hóa - xã hội còn một số mặt bất cập; một số vấn đề bức xúc giải quyết còn chậm; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiệu quả chưa cao; thủ tục hành chính vẫn còn nhiều phiền hà; việc phân cấp chưa đi đôi với hoàn thiện thể chế, chưa có những biện pháp thật sự kiên quyết và có hiệu quả để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; việc gắn kết giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh chưa thật sự chặt chẽ, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đình công, tranh chấp lao động còn bất cập; tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.

2.2. Kết quả thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã trên địa bàn huyện Kim Động

2.2.1. Tình hình triển khai thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã

2.2.1.1. Việc tổ chức triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Sau khi Bộ Chính trị (khóa VIII) ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW, để cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998, Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 (thay thế Nghị định số 29) kèm theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã quy định các nội dung, phương thức và trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, đánh dấu một bước việc thể chế hoá phương châm ''dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra'' của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân ngay từ cơ sở.

Đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ mới, Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định chủ trương “Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thật sự là công bộc của

nhân dân. Xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Đề cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước đối với nhân dân”. Thực tế vấn đề liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân đã được quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao như: Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật cán bộ, công chức… Do đó, các quy định về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn cần được nâng tầm hiệu lực pháp lý cao hơn nghị định để điều chỉnh việc thực hiện dân chủ, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Chính vì vậy Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI ban hành Pháp lệnh số 34 là nhằm thể chế hóa những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về phát huy quyền làm chủ của nhân dân ngay từ cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát huy dân chủ trực tiếp và tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của mình tại cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

Đối với huyện Kim Động, để thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở; Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/3/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX); Kết luận số 65- KL/TW của Ban Bí thư (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW; các Nghị định 29, 79 của Chính phủ; Pháp lệnh số 34. Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh về triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Huyện ủy, UBND huyện, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Đó là những văn bản quan trọng giúp cho cơ sở triển khai thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện.

bản pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã tổ chức lớp tập huấn cho các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo các xã, thị trấn nhằm quán triệt các văn bản của Trung ương, của tỉnh, huyện hướng dẫn các bước triển khai tới cơ sở. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đã chỉ đạo Cán bộ tuyên giáo các xã, thị trấn, Đài truyền thanh huyện, Đài truyền thanh xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền, đã phát hành hơn 1.000 tài liệu hỏi đáp về quy chế thực hiện dân chủ làm tài liệu tuyên truyền. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã triển khai kế hoạch phối hợp với các đoàn thể quần chúng mở hội nghị triển khai ở cơ sở, nhằm tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên tham gia thực hiện QCDC ở cơ sở. Ban Dân vận huyện ủy phối hợp với Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC huyện, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, quán triệt các văn bản của Đảng, Nhà nước về thực hiện QCDC cho cán bộ dân vận ở cơ sở.

2.2.1.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai của cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể trong việc thực hiện pháp luật dân chủ ở xã, thị trấn

Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã xây dựng các văn bản triển khai theo sự chỉ đạo của cấp trên, triệu tập các bí thư chi bộ, trưởng khu dân cư, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng các ban ngành, đoàn thể ở xã, thị trấn để phổ biến, quán triệt những nội dung các văn bản của Trung ương, Pháp lệnh số 34/2007/PL - UBTVQH11; Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT của Chính phủ và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hướng dẫn thực hiện một số điều của Pháp lệnh số 34, Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng... Áp dụng nhiều hình thức để phổ biến, tuyên truyền rộng rãi các nội dung công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân

bàn và quyết định trực tiếp; những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát theo đúng yêu cầu của Pháp lệnh và hướng dẫn của cấp trên. Tiến hành rà soát các văn bản để bổ sung cho phù hợp, ban hành các quy định về xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự trị an trên địa bàn, ban hành quy chế hoạt động của HĐND, UBND, quy chế phối hợp công tác giữa UBND với UBMTTQ và các đoàn thể nhân dân phù hợp với các yêu cầu của Pháp lệnh số 34/2007. Đây là căn cứ quan trọng của cơ chế thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn. Cử cán bộ dự tập huấn về tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND do huyện tổ chức. Việc lấy phiếu tín nhiệm đã góp phần nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)