Nội dung của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam 07 (Trang 74 - 76)

tiếp đến giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại

Các điều khoản liên quan trực tiếp đến giải quyết tranh chấp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm điều khoản về chọn luật áp dụng và điều khoản về giải quyết tranh chấp. Đây chính là các cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Nếu hợp đồng không có quy định về những điều khoản này hoặc có quy định nhưng không rõ ràng, không đầy đủ thì sẽ dẫn tới việc không có hoặc thiếu căn cứ giải quyết tranh chấp.

3.1.1. Điều khoản về chọn luật áp dụng

Trong trường hợp hợp đồng nhượng quyền thương mại mà Bên nhận quyền hoặc Bên nhượng quyền là thương nhận nước ngoài thì hợp đồng nhượng quyền thương mại là một dạng của hợp đồng thương mại quốc tế. Xuất phát từ đặc thù của qua hệ hợp đồng thương mại quốc tế là các bên tham gia hợp đồng chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau ở các quốc gia khác nhau, trong hợp đồng nhượng quyền thương mại các bên phải thoả thuận việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng một cách thống nhất ngay từ khi ký kết hợp đồng.

Phần lớn các công ty nhượng quyền lựa chọn nước sở tại làm địa điểm giải quyết tranh chấp. Hợp đồng nhượng quyền sẽ đưa ra quy định cụ thể về một toà án ở khu vực thành phố hay địa phương đó có quyền xử lý vụ việc và bên bị phải chịu các phí tổn khi tiến hành tranh tụng ở một Toà án nước ngoài.

Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, nếu bên nhượng quyền là thương nhân Việt Nam thì phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện nhượng quyền của Bên nhượng quyền và điều kiện nhận quyền của Bên nhận quyền, về hàng hoá dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại, đồng thời các quy định này phải phù hợp với pháp luật của nước Bên nhận quyền.

Về cơ bản, việc các bên thoả thuận chọn luật áp dụng phải dự trên việc xem xét đánh giá quy định pháp luật của cả hai bên cũng như điều kiện của mỗi bên và của đối tượng kinh doanh nhượng quyền.

3.1.2. Điều khoản về giải quyết tranh chấp

Điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại thường bao gồm những nội dung chính sau: (1) phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thống nhất lựa chọn, (2) thủ tục lựa chọn bên thứ ba (trung gian hoà giải, trọng tài hoặc toà án) tham gia việc giải quyết tranh chấp, (3) qui tắc tố tụng được áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp, (4) hiệu lực và cơ chế đảm bảo thi hành kết quả giải quyết tranh chấp…

Các đặc trưng của tranh chấp hợp đồng nhượng quyền liên quan đến chọn lựa của các bên về phương thức giải quyết tranh chấp:

- Các hợp đồng nhượng quyền thương mại thường là những thoả thuận rất phức tạp và lâu dài

- Các tranh chấp nảy sinh trong hợp đồng nhượng quyền có thể kéo dài hàng năm và bao gồm cả những vấn đề không được dự tính trước.

- Sự khác biệt về vị thế khi thương lượng thường đưa các nhà nhận quyền vào vị thế bất lợi.

Thực tiễn cho thấy việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thường phụ thuộc vào từng quan hệ khác nhau, xuất phát từ cơ sở và mục đích của các bên và phụ thuộc vào ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương thức khác nhau. Xu hướng phổ biến hiện nay là kết hợp các phương thức nay trong một điều khoản giải quyết tranh chấp: trước tiên áp dụng biện pháp thương lượng, nếu không được thì dùng phương thức trung gian hoà giải, cuối cùng mới là giải quyết thông qua trọng tài hoặc toà án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam 07 (Trang 74 - 76)