II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Công ty
5. Xây dựng hệ thống định mức lao động
Định mức lao động là hao phí lớn nhất, định mức là cơ sở cho phép: + Xây dựng nhu cầu lao động ở các bộ phận phòng ban để không gây lãng phí lao động trong quá trình sử dụng lao động.
+ Thực hiện sự phân công quyền hạn của mỗi nhân viên trong tập thể Công ty. Có sự phân công quyền hạn, trách nhiệm thì mỗi nhân viên mới làm hết sức mình để phục vụ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
+ Đánh giá trình độ của từng nhân viên, mức đóng góp của mỗi thành viên vào kết quả hoạt động chung của tổ chức, của tập thể. Từ đó có biện pháp kịp thời kích thích người lao động về vật chất và tinh thần. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, Công ty Nhất Vinh cũng phát triển không ngừng. Điều này đòi hỏi Công ty phải luôn phát triển và hoàn thiện về tổ chức và mỗi thành viên trong Công ty cũng phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý. Công ty Nhất Vinh không có chỗ cho những ai thỏa mãn với những gì mình có, thỏa mãn với những kết quả đạt được.
+ Hệ thống định mức của Công ty được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp thống kê, kinh nghiệm nên thiếu tính chính xác. Vì thế, Công ty nên có tiêu chuẩn để tính định mức cụ thể, rõ ràng dựa trên tình hình thực tế chứ không được bằng kinh nghiệm. Công ty nên giao việc tính định mức cho một bộ phận cụ thể, có hiểu biết về công tác định mức. Tổ chức bộ máy làm công tác định mức lao động trong Công ty cần gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Công ty nên giao nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn định mức lao động cho cán bộ lao động tiền
Khoa Quản lý Doanh nghiệp 35
lương, thống kê kiêm nhiệm. Dù tổ chức dưới hình thức nào, các hoạt động định mức lao động của Công ty cũng cần phải hướng vào một số công việc cụ thể:
Rà soát các mức hiện có, chấn chỉnh, bổ sung mức lao động cho những công việc chưa có mức.
Trên cơ sở chính sách tiền lương của Nhà nước, dựa vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận và của Công ty, xây dựng hệ thống đơn giá tiền lương cho từng bước công việc, từng sản phẩm, từng công việc được hoàn thành nhằm trước hết phục vụ cho hình thức trả lương theo sản phẩm và theo lương khoán.
Xây dựng mức chi phí tiền lương tổng hợp cho một đơn vị kết quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó thiết kế các biện pháp để khuyến khích tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động, nhất là các biện pháp liên quan đến khâu tổ chức lao động khoa học trong Công ty.
Giải pháp này rất quan trọng nó ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Khoa Quản lý Doanh nghiệp 36
KẾT LUẬN
Con người là tài sản vô giá. Nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nói riêng là một vấn đề lớn vì chủ nghĩa xã hội là tất cả vì con người.
Sự phát triển của đất nước cũng như sự thành công của mỗi doanh nghiệp không thể thiếu yếu tố con người. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không đều phụ thuộc vào việc Công ty có sử dụng và quản lý nguồn nhân lực của mình có hiệu quả hay không. Vì vậy, Công ty phải chú trọng đến việc sử dụng con người, đào tạo và tuyển dụng một cách có hiệu quả.
Qua thời gian thực tập tại Công ty và nghiên cứu đề tài này, tôi đã học hỏi được kinh nghiệm và thực tiễn để củng cố kiến thức đã học ở trường. Cùng với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên tại các phòng ban trong Công ty và với sự hướng dẫn của thầy giáo Thạc sĩ Đỗ Quốc Bình, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đây là lần đầu tiên đi từ lý luận vào thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ Đỗ Quốc Bình, cùng tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Nhất Vinh đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2002
Sinh viên
Khoa Quản lý Doanh nghiệp 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản lý doanh nghiệp thương mại
PGS.TS. Phạm Vũ Luận - Trường Đại học Thương mại
2. Kinh tế doanh nghiệp
Phạm Công Đoàn - Trường Đại học Thương mại
3. Giáo trình quản lý nhân lực
PGS. TS Phạm Đức Thành - NXB Giáo dục, 1998
4. Giáo trình Khoa học quản lý
Ks.Ths. Phạm Quang Lê - Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội
5. Giáo trình Tổ chức quản lý
Ks.Ths. Phạm Quang Lê - Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội
6. Giáo trình Quản lý nhân sự
Ks.Ths. Phạm Quang Lê - Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội
7. Quản lý nhân sự
Nguyễn Hữu Thân
8. Quản lý nhân sự
Trần Kim Dung
9. Quy chế tiền lương của Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng hợp I
10.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Nhất Vinh qua 3 năm 1999, 2000, 2001
Khoa Qu¶n lý Doanh nghiÖp 38
MỤC LỤC
Lời nói đầu... 1
Chương I: Cơ sở lý luận về khoa học quản lý nhân sự... 2
I. Khái niệm, vai trò và chức năng của quản lý nhân sự... 2
1. Khái niệm... 2
2. Vai trò, chức năng của quản lý nhân sự... 2
2.1. Vai trò... 2
2.2. Chức năng... 3
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhân sự... 3
1. Môi trường bên ngoài ... 3
2. Môi trường bên trong... 4
III. Những nội dung chính của công tác quản lý nhân sự... 5
1. Hoạch định tài nguyên nhân sự... 5
2. Phân tích công việc và tuyển dụng... 5
2.1. Phân tích công việc... 5
2.2. Tuyển dụng... 6
3. Đào tạo và phát triển nhân lực... 6
4. Đánh giá khả năng hoàn thành công việc... 7
5. Giải quyết các vấn đề về lương bổng, phúc lợi... 7
6. Tương quan nhân sự... 8
6.1. Thi hành kỷ luật... 8 6.2. Cho nghỉ việc... 8 6.3. Xin thôi việc... 8 6.4. Giáng chức... 9 6.5. Thăng chức... 9 6.6. Thuyên chuyển... 9 6.7. Về hưu... 9
Chương II: Thực trạng về nhân sự và công tác quản lý nhân sự tại Công ty Nhất Vinh... 10
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty... 10
1. Sự ra đời... 10
2. Đặc điểm về cơ cấu bộ máy, lao động, trang thiết bị của Công ty... 10
2.1. Tổ chức bộ máy của Công ty... 10
Khoa Qu¶n lý Doanh nghiÖp 39
2.3. Đặc điểm trang thiết bị... 13
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty... 14
II. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty ... 14
1. Đánh giá theo năng suất lao động... 14
2. Đánh giá theo quỹ tiền lương và thu nhập... 15
III. Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong Công ty... 16
1. Đánh giá chung... 16
2. Thực trạng sử dụng lao động hiện nay của Công ty... 16
2.1. Đánh giá về số lượng lao động... 16
2.2. Đánh giá về chất lượng lao động... 17
2.3. Thực trạng lao động của Công ty căn cứ vào cơ cấu lao động theo độ tuổi... 18
2.4. Công tác tuyển dụng... 19
2.5. Đào tạo và phát triển nhân lực... 20
2.6. Đãi ngộ đối với người lao động... 21
3. Đánh giá việc quản lý và sử dụng lao động của Công ty... 23
3.1. Những thuận lợi... 23
3.2. Những khó khăn... 24
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty Nhất Vinh... 26
I. Phương hướng và nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới... 26
I. Phương hướng và nhiệm vụ đề ra trong năm 2003... 26
1.1. Phương hướng... 26
1.2. Nhiệm vụ... 26
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Công ty ... 27
1. Tiến hành tổ chức, sắp xếp lại bộ máy và cán bộ trong Công ty... 27
2. Tuyển dụng và thu hút lao động chặt chẽ, nghiêm túc ... 29
3. Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nhân lực... 32
4. Xây dựng chế độ trả lương, thưởng, bảo hiểm, trợ cấp hợp lý... 32
5. Xây dựng hệ thống định mức lao động... 34
Kết luận... 36
Tài liệu tham khảo... 37