Dùng thước ảo khi dạy trực tuyến

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy học TRỰC TUYẾN môn địa lí lớp 12 ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH NGHỆ AN (Trang 27)

2.3.3.3. Tìm hiểu về vùng đất- Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Thiết kế P.P thành hai nửa, một nửa đặt bản đồ hành chính, một nửa để chốt kiến thức. Khi chốt kiến thức, GV có thể vừa nói vừa viết trên bản trình chiếu. - Trên bản đồ hành chính, GV sử dụng công cụ Shapes để làm rõ đường biên giới trên đất liền (arc), đường biển (arc), tiếp giáp các quốc gia (rectangle), đảo, quần đảo (oval)…

Hình 2.3. Sử dụng công cụ Shapes 2.4. Tối đa hóa hoạt động của HS trong thời gian kết nối thực

Không gian mạng sẽ hạn chế rất lớn khả năng tương tác giữa GV với HS và giữa HS với HS vì sự tương tác không chỉ ở lời nói mà còn bằng cả ngôn ngữ cơ thể: ánh mắt, sắc thái biểu cảm… Không có sự ồn ào của bối cảnh lớp học, sự im lặng làm cho lớp học trực tuyến trở nên nhàm chán, tẻ nhạt. Thiết bị số còn tiếp tay cho HS giải quyết sự nhàm chán đó bằng cách lướt web, chơi game, nghe nhạc…ngay trong thời gian học. Để tạo hứng thú cho thời gian dạy học trực tuyến, tăng tương tác trong lớp học thì việc tối đa hoá các hoạt động học tập cho HS là giải pháp tối ưu nhất.

Với sự hỗ trợ của công nghệ, các hoạt động tương tác của HS vẫn có thể tổ chức một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả:

2.4.1. Hoạt động nhóm

2.4.1.1. Cách thức thực hiện

Bằng cách sử dụng tính năng breakout rooms trong Zoom, GV có thể chia lớp học thành các nhóm thảo luận khác nhau, tuỳ mục đích của mình, GV có thể chia:

- Assign automatically: Cho phép Zoom chia đều những người tham gia vào từng phòng.

- Assign Manually: Chọn những người tham gia bạn muốn trong mỗi phòng. - Let participants choose room: Người tham gia có thể tự chọn và vào phòng phù hợp.

Cũng giống như dạy học trực tiếp, khi tiến hành hoạt động nhóm trong dạy học trực tuyến, GV cần lưu ý thực hiện các bước sau:

- Thời gian thực hiện (cài đặt thời gian trong Breakout rooms close automatically after)

- Địa chỉ nộp sản phẩm (ô Chat trên Zoom, Zalo, LMS hay Padlet…)

Để tăng hiệu quả của hoạt động nhóm, GV có thể sử dụng thêm các tính năng trong chia phòng của Zoom:

- GV di chuyển đến từng phòng để hỗ trợ quá trình thảo luận của các nhóm (Join/returning to main session)

- Để thúc dục quá trình làm việc của các nhóm HS, GV có thể sử dụng chức năng hiện thị đồng hồ đếm ngược thời gian (Countdown after closing breakout rooms)

2.4.1.2. Ví dụ minh hoạ 1: Bài 16- Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Chia lớp thành 6 nhóm ngẫu nhiên. Dựa vào học liệu và kiến thức đã tự tiếp nhận được ở nhà (trước khi kết nối trực tiếp), trong thời gian 12 phút, hãy hoàn thành các câu hỏi sau trên bản word hoặc chụp ảnh gửi lên Padlet: https://padlet.com/khanhlydtnt1/tle95wlufncgif21

1. Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL?

2. Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển KT-XH ở ĐBSCL?

3. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS vào phòng riêng của nhóm trên Zoom để thảo luận và thống nhất về các nội dung đã giao. GV vào phòng thảo luận các nhóm lắng nghe, hỗ trợ các nhóm. HS gửi sản phẩm thông qua link Padle do GV cung cấp. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật, hướng dẫn các em viết nhận xét dưới bài làm (bình luận) của các nhóm. Bước 3: HS báo cáo

kết quả thực hiện nhiệm vụ:

GV chọn đại diện 3 nhóm chẵn trình bày, GV cho một vài nhóm nhận xét, bổ sung nếu có và tổng hợp kết quả đánh giá của các nhóm trên Zoom.

Bước 4: GV kết luận, nhận định:

GV nhận xét về kết quả thảo luận của các nhóm, chốt kiến thức.

2.4.1.3. Ví dụ minh hoạ 2: Bài 41- Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Chia lớp thành 6 nhóm ngẫu nhiên. Dựa vào học liệu và kiến thức đã tự tiếp nhận được ở nhà (trước khi kết nối trực tiếp), trong thời gian 12 phút, hãy hoàn thành các câu hỏi sau trên bản word hoặc chụp ảnh gửi lên Padlet: https://vi.padlet.com/khanhlydtnt1/Bookmarks

1. Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển KT-XH và môi trường

2. Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh hoạ

3. Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS vào phòng riêng của nhóm trên Zoom để thảo luận và thống nhất về các nội dung đã giao. GV vào phòng thảo luận các nhóm lắng nghe, hỗ trợ các nhóm. HS gửi sản phẩm thông qua link Padle do GV cung cấp. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật, hướng dẫn các em viết nhận xét dưới bài làm (bình luận) của các nhóm. Bước 3: HS báo cáo

kết quả thực hiện nhiệm vụ:

GV chọn đại diện 3 nhóm chẵn trình bày, GV cho một vài nhóm nhận xét, bổ sung nếu có và tổng hợp kết quả đánh giá của các nhóm trên Zoom.

Bước 4: GV kết luận, nhận định:

GV nhận xét về kết quả thảo luận của các nhóm, chốt kiến thức.

2.4.2. Thiết kế trò chơi

2.4.2.1. Cách thức thực hiện

Để thực hiện phương pháp trò chơi trong dạy học trực tuyến có hai cách cơ bản:

- Thiết kế trò chơi trên Powerpoint, HS trả lời bằng cách dành quyền trả lời (reactions) hoặc comment vào ô Chat, GV giải đáp bằng hiệu ứng chuẩn bị sẵn hoặc gõ chữ, kí hiệu trực tiếp khi đang trình chiếu P.P.

- Hỗ trợ của các phần mềm ngoài Zoom như: Quizzi, Kahoot, …bằng cách chia sẻ đường link vào ô Chat cho HS.

2.4.2.2. Ví dụ 1: Khởi động bài Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Phổ biến luật chơi

Trò chơi: nhanh tay lẹ mắt - Kể tên các địa danh, sự vật, sự việc, hiện tượng nhìn thấy trong 1 đoạn video ngắn (1 phút) https://drive.google.com/file/d/1GoAbY8Va5YukPuLMLS_ zLnR3mMPypl9D/view?usp=sharing

Tổ chức trò chơi -HS xem video do GV share màn hình trên Zoom và trả lời bằng cách commet qua ô Chat

Công bố kết quả - GV chiếu video có phần chủ thích tên các địa danh, sự vật, sự việc, hiện tượng để giải đáp cho HS.

(1. Cột cờ lũng cú 2. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải Yên Bái 3. Đền Hùng 4. Cột mốc Apachai 5. Cửa khẩu Hữu Nghị 6. Đồi chè Thái Nguyên 7. Khai thác than QN 8. Vịnh Hạ Long 9. Đỉnh Phanxipang 10. Vườn mận Sơn La 11. Dân tộc tày 12. Điện Biên Phủ 13. Bò sữa Mộc Châu 14. Mùa đông lạnh 15. Thủy điện Sơn La)

- GV xuất file exel từ cửa sổ ô Chat phòng Zoom để công bố kết quả

2.4.2.3. Ví dụ 2: Luyện tập Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Phổ biến luật chơi

Trò chơi ô chữ - Trả lời 12 ô chữ hàng ngang để khám phá ô chữ hàng dọc. Mỗi câu hỏi hàng ngang có thời gian suy nghĩ là 20 giây.

Tổ chức trò chơi HS dành quyền chơi bằng cách sử dụng reactions trong Zoom để giơ tay phát biểu. Hoặc GV đọc từng câu hỏi để tất cả HS trả lời vào ô Chat.

Hình 2.4- Trò chơi ô chữ

Công bố kết quả Tuyên dương HS có câu trả lời đúng và nhanh nhất trong ô Chat

2.4.2.4. Ví dụ 3: Chủ đề- Đất nước nhiều đồi núi

Phổ biến luật chơi

Trò chơi Bingo-7 phút -Cho lưới bin-go:

Tây Bắc- Đông Nam

Nhiệt đới ẩm gió mùa

Tây Bắc Thuỷ năng 85% Vòng cung Đông Bắc Đá vôi Hoàng Liên Sơn Đồng bằng Sông Cửu Long Trường Sơn Bắc Song song và so le 40000 km2 Bạch Mã Đồng bằng châu Thổ sông Trường Sơn Nam 15000 km2 Bán bình nguyên Cao nguyên bazan Trung du

-Cần trả lời 20 câu hỏi:

1. 1. Dãy núi Hoàng Liên Sơn, Con Voi có hướng này? 2. Hướng núi chính của vùng núi Đông Bắc là gì? 3. Đồng bằng nào có diện tích lớn nhất nước ta?

4. Diện tích của đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu? 5. Các dãy núi Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, sông Gâm của vùng núi nào?

6. Vùng núi nào có đặc điểm cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa?

7. Ranh giới tự nhiên giữa vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc là gì?

8. Vùng núi nào cao nhất nước?

9. Vùng núi Trường Sơn Bắc có cấu trúc như thế nào? 10. Dạng địa hình phổ biến của vùng núi Trường Sơn Nam là gì?

11. Dạng địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi có độ cao dưới 200m phổ biến ở miền nam có tên là gì? 12. Tài nguyên nào phổ biến ở miền núi do kết hợp của địa hình và sông

ngòi?

13. Dạng địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi có độ cao dưới 200 m phổ biến ở miền Bắc có tên là gì? 14. Dãy núi nào là ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam?

15. Loại địa hình cao nguyên phổ biến ở miền Bắc? 16. Diện tích của đồng bằng sông Hồng là bao nhiêu? 17. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thuộc nhóm đồng bằng nào?

18. Tỉ lệ núi thấp dưới 1000m là bao nhiêu? 19. Tên vùng núi ở phía Nam dãy Bạch Mã là gì?

20. Địa hình bị xâm thực, bào mòn là do sự tác động của yếu tố nào?

Tổ chức trò chơi - HS sử dụng Quizzi, theo đường link: https://quizizz.com/join?gc=084511

- GV đặt Quizzi ở chế độ Start s live quiz

Công bố kết quả Công bố bảng xếp hạng để khuyến khích sự thi đua của HS

Hình 2.5. Công bố xếp hạng trong trò chơi Quizzi

2.4.3. Xây dựng các tình huống dạy học

2.4.3.1. Cách thức thực hiện

Cũng giống như dạy học trực tiếp, trong dạy học trực tuyến cũng cần có những tình huống học tập để phát huy năng lực giải quyết vấn đề của HS, tối đa hoá thời gian hoạt động của HS, tránh thời gian chỉ nghe GV độc thoại. Việc xây dựng các tình huống dạy học trong dạy học trực tuyến thường gắn liền với hoạt

động thảo luận nhóm trong phòng Zoom. Sau khi đưa các tình huống GV sẽ chia nhóm về các phòng riêng để thảo luận, thống nhất. Tình huống có vấn đề thường là những sự việc có tính trái chiều, đối lập, mâu thuẫn hay là hướng đến biện pháp giải quyết vấn đề…Tuỳ mục đích của bài học, GV có thể thiết kế, xây dựng cho phù hợp để đạt hiệu quả học tập cao nhất. Sau đây là một số cách làm xây dựng các tình huống dạy học trực tuyến môn Địa Lí:

- Tạo tình huống bằng các hình ảnh, tìm kiếm video trên youtube hoặc tạo video hoạt hình theo ý tưởng của GV bằng phần mềm vyond.

- Chia sẻ các đường link vào ô Chat về các bài báo, tin tức về các vấn đề kinh tế -xã hội, bản tin thời tiết…

2.4.3.1. Ví dụ minh hoạ 1: Bài 11-Thiên nhiên phân hoá đa dạng

Bước 1: Giới thiệu tình huống

Trình bày và giải thích sự khác biệt giữa thiên nhiên phía đông và phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn qua bức ảnh sau:

Hình 2.6 – Sự khác biệt giữa phía Đông và Tây dãy Hoàng Liên Sơn

Bước 2: HS thảo luận để giải quyết tình huống

HS vào các phòng Zoom riêng để thảo luận theo 6 nhóm

Bước 3: HS trình bày phương hướng giải quyết tình huống. HS nhận xét, GV chốt kiến thức

Các nhóm lẻ trình bày, các nhóm khác nhận xét và GV chốt kiến thức

2.4.3.2. Ví dụ minh hoạ 2: Bài 31-Vấn đề phát triển thương mại và du lịch

Bước 1: Giới thiệu tình huống

GV yêu cầu HS viết lời bình cho đoạn video không lời sau (chuyển link vào ô Chat) để giới thiệu về tiềm năng du lịch của nước ta

Hình 2.7- Chuyển đường link vào ô Chat

Bước 2: HS thảo luận để giải quyết tình huống

HS vào các phòng Zoom riêng để thảo luận theo 6 nhóm

Bước 3: HS trình bày phương hướng giải quyết tình huống. HS nhận xét, GV chốt kiến thức

Các nhóm lẻ trình bày, các nhóm khác nhận xét và GV chốt kiến thức

2.4.4. Báo cáo sản phẩm dự án theo mô hình lớp học đảo ngược

2.4.4.1. Cách thức thực hiện

Sản phẩm dự án của HS có thể được làm trong thời gian kết nối thực khi hoạt động nhóm ở các phòng Zoom. Tuy vậy, cách làm này chỉ thích hợp với những HS sử dụng máy tính để hoàn thành dự án bằng bản word, Powerpoint, video…. Hơn nữa, thời gian dạy học trực tuyến không nhiều, nên sử dụng thời gian này để trao đổi, tranh luận và chốt vấn đề. Tối ưu nhất là GV sử dụng dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược.

GV cung cấp tài liệu, đường link, giao nhiệm vụ hoàn thành dự án cho HS thực hiện ở nhà qua Zalo lớp, LMS hay Padlet. Dự án có thể được thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm. Trước buổi học, HS nộp bài trên Padlet, khuyến khích các HS khác xem và nhận xét các sản phẩm của nhau. Trong thời gian kết nối thực, HS sẽ báo cáo ngầu nhiên một số dự án, các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi lẫn nhau, GV nhận xét và làm rõ vấn đề.

2.4.4.2. Ví dụ : Bài 32- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bước 1: GV giao nhiệm vụ theo nhóm thực hiện dự án trước buổi học, HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà

1. Dựa vào Tư liệu của bài học, Atlat, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy thảo luận theo nhóm để hoàn thành dự án học tập Tìm hiểu vấn đề khai thác thế mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

2. Hình thức sản phẩm: mindmap, infographic, powerpoint, video…

3. Nộp sản phẩm trước một ngày của tiết học sau, theo đường link Padlet:

https://padlet.com/baohan07092011/tm3heyq49iok9mvd Bước 2: Các nhóm

báo cáo sản phẩm

- Nhóm 1: Khai thác và chế biến khoáng sản - Nhóm 2: Thủy điện và chăn nuôi gia súc - Nhóm 3: Cây CN và KT biển

Hình 2.8- Padlet nộp sản phẩm dự án Bài 32: Trung du và miền núi Bắc Bộ du và miền núi Bắc Bộ

Bước 3: HS thảo luận, đánh giá lẫn nhau theo bảng tiêu chí -Nhóm 2,3 đánh giá sp của nhóm 1 - Nhóm 1,3 đánh giá sp của nhóm 2 - Nhóm 1,2 đánh giá sp của nhóm 3 Bước 4: GV kết luận, nhận định -GV nhận xét, đánh giá sản phẩm học tập của các nhóm GV chính xác hóa nội dung học tập

2.4.4.3. Ví dụ : Bài 9- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Bước 1: GV giao nhiệm vụ cá nhân thực hiện dự án trước buổi học, HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà

1.Dựa vào Tư liệu của bài học, Atlat, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy trình bày đặc điểm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta, bằng hình thức infographic. 2. Nộp sản phẩm trước một ngày của tiết học sau, theo đường link Padlet:

Bước 2: Báo cáo sản phẩm

Gọi ngẫu nhiên HS báo cáo 3 sản phẩm

Hình 2.9- Padlet nộp sản phẩm dự án Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Bước 3: HS thảo luận, đánh giá lẫn nhau theo bảng tiêu chí

Các HS khác nhận xét, phản biện, đặt câu hỏi cho GV

Bước 4: GV kết luận, nhận định

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy học TRỰC TUYẾN môn địa lí lớp 12 ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH NGHỆ AN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)