PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHẾ BIẾN THỰC PHẨM AN TOÀN, BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRONG DẠY HỌC (Trang 49 - 51)

II. Phần tự luận (5 điểm)

c. Đánh giá sự phát triển năng lực của học sinh sau khi thực hiện các dự án dạy học chủ đề.

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

3.1. Kết luận

Áp dụng đề tài “Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề Chế biến lương thực, thực phẩm- Công nghệ 10” sẽ nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực cho học sinh

Đối với giáo viên: Chủ động hơn trong công tác dạy học, gắn kết bài dạy với các tình huống trong thực tiễn, kết hợp hình thành kiến thức khoa học bộ môn với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Ngoài ra giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận với việc đổi mới hình thức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.

Đối với học sinh: Phát huy tính tích cực chủ động của người học tạo nhiều cơ hội tìm kiếm tri thức, yêu thích môn học, rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề, trải nghiệm thực tế, biết vận dụng kiến thức đã học vào đời sống, biết phân biệt được thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn, biết bảo quản thực phẩm, chế biến thực phẩm an toàn, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như bát cháo tình thương..

Đối với cơ sở giáo dục: Tạo được mối liên hệ mật thiết giữa nhà trường với gia đình và xã hội để giáo dục toàn diện học sinh, nâng cao chất lượng dạy học.

Đối với địa phương và xã hội: Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, được nhiều người biết đến sản phẩm của địa phương, đảm bảo an toàn thực phẩm, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, phát triển kinh tế của địa phương

3.2. Kiến nghị

Để phát huy tối đa những ưu điểm của hình thức tổ chức dạy học chủ đề môn học, chúng tôi đề xuất có một số vấn đề sau đây:

1. Nên tiếp tục thử nghiệm hình thức tổ chức dạy học chủ đề môn học trên phạm vi rộng rãi hơn, phù hợp với từng môn học, từng đối tượng học sinh, từng địa phương. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ về dạy học theo chủ đề, dạy học bằng dự án, trải nghiệm, dạy học gắn với thực tiễn để tổ chức dạy học có hiệu quả hơn.

2. Nhà trường cần khuyến khích, động viên, tạo điều kiện để giáo viên mạnh dạn thay đổi đột phá trong dạy học theo hướng phát huy tính tích cực cho học sinh. Đồng thời phối hợp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để tổ chức cho học sinh học tập, trải nghiệm thuận lợi hơn.

3. Đối với Sở GD &ĐT: Cần tăng cường tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo về dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

3. Đối với địa phương: Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục tham quan học tập, trải nghiệm

SKKN đã đạt được những mục đích và nhiệm vụ nhất định, được đúc rút từ thực tế giảng dạy. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học nhà trường và hội đồng khoa học cấp trên để SKKN hoàn thiện hơn, có ý nghĩa thiết thực hơn

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHẾ BIẾN THỰC PHẨM AN TOÀN, BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRONG DẠY HỌC (Trang 49 - 51)