Thực hiện, sửa đổi, định chỉ, thanh lý Hợp đồng kinh tế:

Một phần của tài liệu Hợp đồng kinh tế trong điều kiện cơ chế quản lí kinh tế hiện nay (Trang 27 - 35)

III. một số vấn đề cần sửa đổi trong pháp luật về hợp đồng kinh tế

3.Thực hiện, sửa đổi, định chỉ, thanh lý Hợp đồng kinh tế:

a. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng

Theo điều 22 Pháp lệnh HĐKT hiện hành các bên thực hiện hợp đồng tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc chấp hành HĐKT theo tinh thần hợp tác tôn trọng lợi ích của nhau. Vấn đề này có một số điểm không phù hợp nh sau:

Thứ nhất: Tại Điều 22 Pháp lệnh HĐKT hiện hành là không rõ ràng, gây khó

khăn cho việc tìm hiểu. Vì vậy nền quy định theo hớng phân định rõ các nguyên tắc bằng cách liệt kê từng nguyên tắc.

Thứ hai: Nguyên tắc chấp hành thực hiện: Các bên phải chấp hành đúng

hợp đồng về mặt đối tợng, không đợc thay thế việc thực hiện hợp đồng đó bằng việc trả một khoản tiền nhất định, nguyên tắc này chỉ phù hợp với điều kiện cơ chế quản lý kinh tế trớc đây. Trong cơ chế quản lý hiện nay, các chủ thể kinh doanh có quyền tự do trong HĐKT, có quyền tự do giao kết hợp đồng và cũng có thể thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng khi nhận thấy việc tiếp tục thực hiện Hợp đồng là không có lợi. Chính vì vậy việc quy định nguyên tắc tại thời điểm hiện nay là không phù hợp nữa.

Thứ ba: Nguyên tắc chấp hành đúng là toàn bộ các nghĩa vụ đã cam kết đều

phải đợc chấp hành đúng và đầy đủ. Nguyên tắc này có nội hàm rộng bao hàm cả nguyên tắc chấp hành hiện thực. Việc quy định nguyên tắc chấp hành đúng là rất cần thiết nhng nội dung của nguyên tắc này không nên đợc hiểu là bao hàm nguyên tắc chấp hành hiện thực nh đã trình bày ở trên.

Thứ t: Nguyên tắc chấp hành theo tinh thần hợp tác, tôn trọng lợi ích của nhau. Nó đợc xuất phát từ bản chất của quan hệ kinh doanh trong xã hội ta là tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh trên tinh thần bình đẳng và hợp tác. Tôn trọng nguyên tắc này là sự thể hiện đạo đức kinh doanh.

b. Các biện pháp bảo đảm thực hiện Hợp đồng kinh doanh

Tại Điều 5 Pháp lệnh HĐKT hiện hành quy định: Có 3 biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản. Mới đây chính phủ đã

tại Điều 1 khoản 2 đã cho phép áp dụng Nghị định này đối với các giao dịch kinh tế, thơng mại. Trong pháp luật về Hợp đồng ở nớc ta ngoài ba biện pháp bảo đảm trên có 4 biện pháp bảo đảm khác đợc quy định trong BLDS đó là: Đặt cọc (Điều 363), Ký cợc (Điều 364), Ký quỹ (Điều365), Phạt vi phạm (Điều377). Nh vậy, pháp luật về hợp đồng sửa đổi cần bổ sung các biện pháp bảo đảm này phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho chủ thể kinh doanh có nhiều khả năng hơn khi lựa chọn các phơng pháp bảo đảm phù hợp với đặc thù của quan hệ Hợp đồng và điều kiện của các chủ thể. Tuy nhiên các biện pháp bảo đảm này còn có biện pháp cần phải bàn tới đó là Biện pháp vi phạm. Hiện nay, pháp lệnh HĐKT đang coi phạt vi phạmnh một biện pháp trách nhiệm tài sản khi có hành vi vi phạm hợp đồng mà không coi đây là một biện pháp bảo đảm thực hiện Hợp đồng (Điều 29 Pháp lệnh 89) và dự thảo 7 cũng vẫn coi đây là một biện pháp trách nhiệm tài sản (Điều 45).

Theo chúng tôi, phạt vi phạm nên đợc coi là một biện pháp bảo đảm thực hiện Hợp đồng. Bởi vì khác với bồi thờng thiệt hại, chỉ cần có hành vi vi phạm, mà không cần có thiệt hại xảy ra là đã có thể áp dụng biện pháp này. Nói cách khác khi hợp đồng đã đợc giao kết nếu một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ, không cần thiết có thiệt hại xảy ra hay không, bên đó sẽ bị phạt vi phạm điều đó gây ra sức ép về mặt tâm lý cho các bên. Vì thế các bên buộc phải thực hiện Hợp đồng.

Nh vậy phạt vi phạm mang tính ngăn ngừa vi phạm qua đó bảo đảm cho Hợp đồng đợc thực hiện chứ không mang tính khắc phục hậu quả nh bồi thờng thiệt hại, do đó cần coi đây là một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Ngoài ra còn có hai điều kiện kèm theo:

- Phạt vi phạm đợc thoả thuận trớc khi có vi phạm

- Không giới hạn khung phạt nhng phải giải quyết đợc mối quan hệ với bồi thờng thiệt hại (áp dụng cả hai biện pháp cùng lúc đối với một vi phạm nếu có gây thiệt hại hay chỉ lựa chọn một trong hai).

Ngoài những vấn đề trên, pháp luật về HĐKT còn tồn tại một số điểm cha hợp lý khác nh: Về sửa đổi, huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng kinh tế (Điều 27, 28 pháp lệnh), về bồi thờng thiệt hại (Điều 29 Pháp lệnh), giải quyết tranh chấp HĐKT (Điều 7)... Tuy nhiên, những vấn đề này đã đợc giải quyết trong dự thảo 7, vì vậy chúng tôi không đề cập thêm ở đây chi tiết xin xem ở Dự thảo7.

Kết luận và kiến nghị

Pháp luật về HĐKT có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trờng ở nớc ta hiện nay. Do đó những bất cập trong pháp luật về HĐKT cần phải đợc giải quyết càng sớm càng tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế phát triển góp phần thực hiện có hiệu quả cơ chế kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trờng, có sự điều tiết của Nhà nớc theo định hớng xã hội chủ nghĩa. Qua đó huy động tối đa sự tham gia của mọi thành phần kinh tế vào công cuộc phát triển kinh tế đất nớc. Qua nghiên cứu những vấn đề trên, chúng ta có thể thấy rằng việc sửa đổi pháp luật về HĐKT không phải là một công việc đơn giản, nó đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu một cách nghiêm túc cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với mong muốn đóng góp một phần vào công việc đầy khó khăn này, tôi xin đa ra một số kiến nghị cho việc sửa đổi pháp luật về HĐKT nh sau:

Thứ nhất: Pháp luật về HĐKT sửa đổi phải phản ánh đợc cơ chế quản lý kinh

tế mới của Nhà nớc, quản lý bằng pháp luật, chính sách, các công cụ đối với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Có nh vậy mới điều chỉnh một cách tốt nhất quan hệ HĐKT trong cơ chế kinh tế mới, khắc phục đợc những nhợc điểm của pháp luật về HĐKT hiện hành.

Thứ hai: Việc hoàn thiện pháp luật về HĐKT cần phải đợc đặt trong một

chiến lợc xây dựng pháp luật kinh tế tổng thể. Tức là phải sửa đổi pháp luật về HĐKT trong giai đoạn hiện nay, phải tính đến sự phát triển của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh tế trong tơng lai, qua đó xác định các bớc phát triển tiếp theo cho pháp luật về HĐKT. Khi đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, rất có thể pháp luật riêng cho mỗi loại hợp đồng hiện nay sẽ nhập vào làm một. Trở thành pháp luật về hợp đồng chung cho tất cả các loại hợp đồng.

Thứ ba: Một tình trạng phổ biến ở nớc ta hiện nay là các văn bản pháp luật

do chúng ta ban hành (mới hoặc sửa đổi), thờng mang nặng dấu ấn của cơ quan đ- ợc giao trách nhiệm soạn thảo. Do đó dễ dẫn đến sự không thống nhất giữa các văn bản pháp luật, nhiều khi còn mâu thuẫn, chồng chéo nhau.

Vì vậy, khi sửa đổi pháp luật về HĐKT nói riêng hay các văn bản pháp luật về kinh tế nói chung cần có một cơ quan, tổ chức tơng đối độc lập, coi các cơ quan có trách nhiệm soạn thảo, đứng ra đóng vai trò đầu mối, định hớng cho công tác soạn thảo để tránh những điểm không thống nhất giữa các văn bản pháp luật đợc ban hành đồng thời đa ra những định hớng cho sự phát triển của pháp luật tơng lai. Xác định bớc đi trong quá trình phát triển đó. Có nh vậy các văn bản pháp luật đợc ban hành mới phát huy hết hiệu lực, đảm bảo hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội đang ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp.

Thứ t: Để pháp luật về HĐKT đạt đợc hiệu quả cao trong việc điều chỉnh các

quan hệ về HĐKT. Bên cạnh việc sửa đổi pháp luật về HĐKT hiện hành cần phải tiến hành nhiều giải pháp khác mang tính đồng bộ nh: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật HĐKT, hớng dẫn, giải thích các quy định của pháp luật cho các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng; soạn thảo những hợp đồng mẫu đầy đủ, chi tiết với tính chất hớng dẫn,...

Chúng ta biết rằng lý luận cũng là để phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Bất cứ một nghiên cứu nào nếu không đạt đợc yêu cầu này, sẽ không có giá trị. Mong rằng bản báo cáo này cũng góp ích phần nào cho việc sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Luật kinh tế - Khoa học - ĐH QG Hà nội năm 1997.

2. Giáo trình Luật thơng mại Việt Nam. Khoa Luật - ĐH QG Hà nội năm 1998.

3. Giáo trình Nhà nớc và pháp luật Đại cơng. Khoa Luật ĐH QG năm 1997. 4. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam. 5. Báo cáo tổng kết công tác ngành toà án năm 1999 của TAND tối cao. 6. Những đòi hỏi đối với dự án pháp lệnh HĐKT (sửa đổi).

TS. Đặng Quang Phơng - Tạp chí TAND số 9/1995 7. Một số ý kiến về quy định HĐKT vô hiệu:

Nguyễn Quý Trọng - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 2/1999. 8. Một số ý kiến sửa đổi pháp lệnh về HĐKT.

TS. Nguyễn Thị Khế - Tạp chí Luật học số 3/1999 9. Mấy vấn đề về pháp luật kinh tế Việt Nam hiện nay.

TS. Nguyễn Am Hiểu - Tạp chí luật học số 3/1999.

10. Hoàn thiện cơ sở pháp lý của cơ chế kinh tế thị trờng ở nớc ta. Đỗ Ngọc Thịnh - Tạp chí luật học số 2/1999.

Mục lục Lời nói đầu 1

Chơng I 3

Khái quát pháp luật về hợp đồng kinh tế...3

I. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng kinh tế ở nớc ta...3

1. Thời kỳ kế hoạch hoá tập trung...4

2. Thời kỳ đổi mới kinh tế...7

II. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng kinh tế...8

1. Khái niệm...8

2. Đặc điểm...9

Chơng II 11 Yêu cầu đổi mới pháp luật về hợp đồng kinh tế...11

I. Cơ sở lý luận của việc sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế...11

1. Điều kiện kinh tế...12

2. Điều kiện pháp luật...13

II. Cơ sở thực tiễn của việc sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế...14

1. Thực tiễn ký kết và thực hiện HĐKT...14

2. Thực hiện và giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế...16

Chơng III 18 đổi mới pháp luật về hợp đồng kinh tế...18

I. Định hớng sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế...18

1. Về quan điểm loại bỏ Hợp đồng kinh tế...18

2. Về quan điểm duy trì Hợp đồng kinh tế...20

II. yêu cầu đối với việc sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế ...20

III. một số vấn đề cần sửa đổi trong pháp luật về hợp đồng kinh tế...21

1. Những quy định chung...21

2. Ký kết Hợp đồng kinh tế...26

3. Thực hiện, sửa đổi, định chỉ, thanh lý Hợp đồng kinh tế:...27

Kết luận và kiến nghị...31

Tài liệu tham khảo...33

HĐKT : Hợp đồng kinh tế HĐTM : Hợp đồng thơng mại HĐDS : Hợp đồng dân sự TNHH : Trách nhiệm hữu hạn HĐKTVH : Hợp đồng kinh tế vô hiệu

Một phần của tài liệu Hợp đồng kinh tế trong điều kiện cơ chế quản lí kinh tế hiện nay (Trang 27 - 35)