PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua quá trình giảng dạy và đúc kết kinh nghiệm tôi nhận thấy để dạy cho học sinh học tốt môn hình học không gian thì cần phải rè luyện năng lực tư duy lập luận chặt chẽ, lôgíc,…giải quyết vấn đề dưới nhiều hướng khác nhau. Đề tài này đã được tôi thực hiện giảng dạy trong năm học 2021-2022. Trong quá trình học chuyên đề này, học sinh rất hứng thú và tự tin, biết vận dụng thành thạo khi gặp các bài toán về quan hệ song song trong không gian, tạo cho học sinh niềm đam mê, yêu thích môn toán, mở ra cho học sinh cách nhìn nhận, vận dụng, linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã học. Để đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào dạy học tại lớp 11 A1, 11A2 chúng tôi tiến hành khảo sát bài kiểm tra 30 phút với hai câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu trình bày giải chi tiết, cụ thể đề như sau:
Đề kiểm tra 30 phút.
Câu 1: Cho hình hộp , gọi là trung điểm , là mặt phẳng đi qua và song song với và . Thiết diện của hình hộp cắt bởi mặt phẳng là hình gì?
A. Ngũ giác. B. Tứ giác. C. Tam giác. D. Lục giác.
(Trích đề thi thử trường THPT Chuyên Trần Phú-Hải Phòng lần 1 năm 2017-2018)
Câu 2: Cho hình hộp . Trên các cạnh , , lần lượt lấy ba điểm , , sao cho , , . Biết mặt phẳng cắt cạnh tại . Tính tỉ số .
A. . B. . C. . D. .
(Trích đề thi thử trường THPT Chuyên Hùng Vương-Bình Phước-lần 2-năm 2017-2018)
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thu kết quả với mức điểm được tính phần trăm như sau:
Điểm
Lớp 1 – 2,5 3 – 4,5 5 – 6,5 7 – 8,5 9 – 10
Lớp 11A1( 41 HS ) 0% 0% 14% 40,5% 45,5%
Lớp 11A2( 42 HS ) 0% 0% 18,5% 45,5% 36%
Mặc dù thời gian làm bài ít hơn thời gian so với bài kiểm tra khảo sát thực trạng trước khi tác động đề tài nhưng kết quả đạt được có thể nói là rất khả quan, sau khi học xong chuyên đề thì tất cả các em đều giải quyết được câu hỏi về quan
hệ song song. Từ kết quả trên cho thấy đề tài đã mang lại hiệu quả thiết thực cho học sinh và đồng nghiệp, cụ thể:
Đối với đồng nghiệp: được chia sẻ kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau, thúc đẩy phong trào tự học, tự nghiên cứu trong nhà trường. Đề tài giúp đồng nghiệp có thêm phương pháp mới cũng như hướng giải quyết sáng tạo trong các bài toán trắc nghiệm xuất hiện trong các kỳ thi, góp phần vào việc tích lũy, phát triển chuyên môn cho bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học bộ môn toán phù hợp với xu thế hiện nay.
- Đối với học sinh: Trang bị thêm cho học sinh một số kỹ năng và phương pháp giải nhanh các bài toán về quan hệ song song trong kì thi TN THPT và chọn học sinh giỏi của trường, của tỉnh trong năm học 2021-2022. Đồng thời phát triển cho các em về tư duy sáng tạo và năng lực giải toán, góp phần tạo hứng thú và hiệu quả học tập môn toán.
PHẦN BA: KẾT LUẬN. 1. Kết luận.
Đề tài là sản phẩm của quá trình nghiên cứu tích lũy, chọn lọc các kiến thức từ thực tế dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và sưu tầm qua các tài liệu tham khảo, bạn bè đồng nghiệp, các diễn đàn toán học trên Iternet. Áp dụng đề tài vào giảng dạy, Tôi rút ra được một số tác dụng sau:
- Giúp cho bản thân tự trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình dạy học hiện nay.
- Đề tài cũng góp phần giúp cho giáo viên, đồng nghiệp có thêm tài liệu giảng dạy về chủ đề quan hệ song song. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
- Trong đề tài đã hướng dẫn cho học sinh kỹ năng đọc đề, vẽ hình và cách giải một bài toán quan hệ song song trong không gian qua đó giúp các em có ý thức trong việc tự học, tự nghiên cứu.
- Thông qua đề tài đã gây được sự hứng thú trong học tập cho học sinh, nâng cao năng lực tư duy lô gic và năng lực sáng tạo của học sinh. Sáng kiến này có tác dụng tốt trong việc ôn luyện thi học sinh giỏi các cấp, TN THPT QG.
Mặc dù cố gắng tìm tòi, nghiên cứu nhưng chắc chắn còn có nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự quan tâm của tất cả các đồng nghiệp bổ sung và góp ý cho chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn.
2. Kiến nghị.
- Đối với tổ chuyên môn, cần phân dạng bài tập cho học sinh khi giảng dạy. Trong quá trình ôn tập cho học sinh nên ra nhiều dạng đề đúng với cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT.
- Trong dạy học giải bài tập toán, giáo viên cần quan tâm đến việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy vẽ hình, phân tích đề toán từ đó nêu được phương pháp giải bài toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1]. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên)- Hình học 12 cơ bản- NXBGD năm 2008. [2]. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên)- Hình học 12 nâng cao- NXBGD năm 2008. [3]. Đề minh họa của Bộ GD&ĐT các năm.
[4]. Vũ Thế Hựu – Bộ Tài liệu ôn thi Đại Học.NXB Đại học Sư phạm 2012. [5]. Nguyễn Bá Kim – Phương pháp dạy học môn Toán - NXBGD.
[6]. Đề thi thử các trường trên toàn quốc, đề thi học sinh giỏi trường, học sinh giỏi tỉnh.