3. Thực nghiệm sƣ phạm
3.3. Kết quả thực nghiệm
Quá trình giảng dạy trong năm học 2020-2021, tôi đã sử dụng tranh biếm họa vào dạy học lịch sử ở lớp 12, đặc biệt là ở chương III. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Lịch sử lớp 12 cơ bản). Tôi sử dụng tranh biếm họa kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác nhằm thu hút sự chú ý và giúp các em khắc sâu được kiến thức bài học, hình thành các phẩm chất, năng lực. Kết quả đạt được trongnăm qua là rất khả quan. Cụ thể, sau khi dạy Chương III ở 3 lớp 12 có lựa chọn Tổ hợp Khoa học Xã hội để xét Tốt nghiệp là 12A3,12A4, 12C1 tôi đã cho các lớp làm 1 bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh (10 phút) ( Phụ lục 2) và thu được kết quả như sau:
Lớp (12A3, 12A4,C1) Tổng số học sinh
Tổng số điểm của học sinh sau kiểm tra
93 Giỏi (9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) Trung bình (5-6 điểm) Yếu (< 5 điểm) Số học sinh Tỉ lệ Số học sinh Tỉ lệ Số học sinh Tỉ lệ Số học sinh 11 11.9% 41 44.1% 29 31.1% 12.9%
Như vậy là so với năm học trước đó, tỉ lệ học sinh đạt trên điểm trung bình và khá, giỏi đã tăng lên đáng kể. Có nhiều nguyên nhân để có thể đạt được kết quả trên, nhưng tơi chắc chắn có phần đóng góp của mình khi đã mạnh dạn đưa tranh biếm họa vào dạy học để kích thích hứng thú, phát triển tư duy phản biện cho các em, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục bộ mơn. Đặc biệt, trong kì thi Tốt nghiệp trung học phổ thông vừa qua, cả 3 lớp tôi giảng dạy, điểm số mơn lịch sử rất khả quan, có 9 em đạt điểm giỏi (8- 9), cả 3 lớp đều đạt điểm trung bình trên mức tồn quốc và có 2 lớp trên mức tồn tỉnh. Đó là một nguồn động viên rất lớn để tôi tiếp tục các giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử.
Sau khi dạy xong chương trình lịch sử lớp 12, cuối năm học 2020 -2021, tôi đã tiến hành khảo sát (Phụ lục 3) nhằm thăm dò phản ứng của học sinh đối với việc đưa tranh biếm họa vào giảng dạy lịch sử. Khảo sát này được tiến hành ở 5/9 lớp khối 12 với tổng số học sinh tham gia khảo sát là 156 học sinh. Qua khảo sát cho thấy phần lớn các em học sinh đều cho rằng việc sử dụng tranh biếm họa trong các bài lịch sử là cần thiết, giúp các em hào hứng hơn với bài học, nó kích thích tính sáng tạo, phát triển tư duy phản biện và giúp các em ghi nhớ bài học lâu bền hơn. Đồng thời tôi cũng nhận thấy sự chuyển biến trong
phong cách học tập của học sinh khi các em tiếp nhận một sự trải nghiệm đầy thú vị trong chính lớp học của mình.Việc đưa tranh biếm họa vào dạy học lịch sử đã mang lại kết quả và phản ứng tích cực từ phía học sinh, điều này hứa hẹn khả năng ứng dụng rộng rãi hơn nữa công cụ dạy học trực quan này vào các khối học sinh trong trường trung học phổ thông.
C - KẾT LUẬN
Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã xây dựng được một cơ sở lí luận ban đầu cho việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Sáng kiến đã phân tích một cách khách quan và cụ thể những thuận lợi và khó khăn đối với việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay. Tôi cũng đã làm rõ cách khai thác và sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Đồng thời sáng kiến đã đưa ra một số tranh biếm họa cụ thể và phù hợp đối với nội dung chương trình lịch sử lớp 12 (Chương III. Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954) và một số giải pháp để giải mã bức tranh đó nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh. Đây cũng là một nguồn tài liệu tham khảo tốt giành cho giáo viên lịch sử khi giảng dạy. Theo tôi, sáng kiến đã đề cập tới một vấn đề có giá trị thực tiễn cao và tương đối mới mẽ, góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu hạn chế và khó khăn về nguồn tài liệu đồng thời đây cũng là một đề tài tương đối mới mẻ nên tôi vẫn chưa xây dựng được một cơ sở lí luận chặt chẽ và có hệ thống, nguồn tranh chưa thật phong phú. Đề tài cũng chỉ giới hạn trong chương III. Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 của Lịch sử lớp 12 cơ bản. Hi vọng trong thời gian giảng dạy sắp tới, tơi sẽ có điều kiện để tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh đề tài này cho cả 3 khối lớp ở bậc trung học phổ thông.
Theo tôi, để tăng cường sử dụng tranh biếm họa trong điều kiện dạy và học hiện nay ở các trường trung học phổ thông, các nhà giáo dục nên lựa chọn và thẩm định một hệ thống tranh biếm họa phục vụ tốt cho các mục đích giáo dục nói chung và phát triển tư duy phản biện cho học sinh nói riêng để đưa vào chương trình và sách giáo khoa. Giáo viên cần chú trọng xây dựng một không gian sôi nổi hào hứng trong lớp học để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức thay vì việc chú trọng truyền đạt tri thức. Đồng thời giáo viên phải tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa các phương tiện dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học lịch sử.Việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và nâng cao hiệu quả dạy học chỉ có ý nghĩa và đạt được thành công khi đội ngũ giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, khắc phục mọi khó khăn, tích cực tìm tịi và sáng tạo.