Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHƯƠNG PHÁP dạy học TRẢI NGHIỆM địa lý và TÍCH hợp GIÁO dục HƯỚNG NGHIỆP CHO học SINH lớp 12 QUA PHẦN địa lý địa PHƯƠNG (Trang 52)

Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng đề tàitài “Phương pháp dạy học trải nghiệm địa lý và tích hợp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua phần địa lý địa phương ” tôi đã thu được kết quả sau:

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực.

- Tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm;

- Giúp học sinh suy nghĩ, phân tích, khái quát hóa những gì trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới.

Đề tài này còn cung cấp cho học sinh một số nguyên tắc, kỹ thuật định hướng nghề nghiệp. Đối với những lớp thực nghiệm của đề tài, khi chọn nghề trrong tương lai các em đều lưu ý các vấn đề như: chọn nghề phù hợp với hứng thú, nguyện vọng, năng lực và phù hợp với hoàn cảnh của bản thân đồng thời đáp ứng được sự phát triển ngành nghề trong xã hội. việc chọn lựa nghề phù hợp sẽ góp phần cho sự thành công của các em với nghề sau này.

Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của việc dạy tài “Phương pháp dạy học trải nghiệm địa lý và tích hợp giáo dục hướng

nghiệp cho học sinh lớp 12 qua phần địa lý địa phương ”. So sánh kết quả thực nghiệm trong hai năm học 2019 -2020 và 2020 – 2021, tính tỉ lệ % bình quân của cả hai năm học), ta thấy tính thực tiễn của đề tài đã được khẳng định: lớp đối chứng, học sinh có kết quả giỏi khá chiếm 16,4%, học sinh bị điểm yếu, kém 21,5 %, trong khi đó lớp thực nghiệm, học sinh có kết quả giỏi, khá là 31,6%, học sinh bị điểm yếu, kém 5%. Với kết quả bài kiểm tra thông qua điểm số trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, chất lượng học tập của học sinh, việc hình thành các kỷ năng – năng lực cần thiết: kỹ năng hợp tác, kỷ năng diễn đạt vấn đề trước đám đông, kỷ năng biết lắng nghe, kỷ năng ra quyết định....; năng lực: năng lực sáng tạo, năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực hợp tác; phẩm chất ham học, chăm làm, có trách nhiệm với bản thân, yêu quê hương, đất nước, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; kỷ năng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, ... ở lớp thực nghiệm đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHƯƠNG PHÁP dạy học TRẢI NGHIỆM địa lý và TÍCH hợp GIÁO dục HƯỚNG NGHIỆP CHO học SINH lớp 12 QUA PHẦN địa lý địa PHƯƠNG (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)