Đánh giá chung về Công ty cổ phần Kiên Hùng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty xuất khẩu bột cá Kiên Hùng (Trang 30 - 33)

II. Tài sản cố định 220 79.777.715 87.300.062 74.242.891 I Bất động sản đầu tư240

9.Đánh giá chung về Công ty cổ phần Kiên Hùng

1.11Điểm mạnh

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Trong khi các doanh nghiệp cùng ngành phải chật vật đối phó với suy thoái kinh tế và hoạt động xuất khẩu khó khăn thì Công ty cổ phần Kiên Hùng có những kết quả kinh doanh đáng ghi nhận.

Với việc giữ được các thị trường truyền thống và mở rộng ra các thị trường mới, công ty đã không chỉ giữ vững mà còn gia tăng doanh thu và lợi nhuận so với năm 2011.

Mặt dù thị trường suy giảm nhưng với uy tín và khả năng đàm phán, công ty đã giữ vững được thị trường truyền thống và lớn nhất này.

Đặc biệt, công ty đã xâm nhập và khai thác các thị trường mới như Hàn Quốc, Hồng Kong, và thị trường Nam Á.

Song song với đó công ty cũng đã khai thác được các phương thức xuất khẩu khác nhằm hạn chế rủi ro, mang lại lợi nhuận cao hơn so với phương thức xuất khẩu trực tiếp.

Về mảng kinh doanh bột cá, sản lượng và kim ngạch tiêu thụ của các sản phẩm có chất lượng cao ngày càng tăng lên

Nhân sự và bộ máy quản lí

Có nhiều chính sách giữ chân lao động lành nghề và các cán bộ, kỹ sư có trình độ chuyên môn quản lí cao.

Đưa vào sử dụng khu nhà tập thể cho công nhân, giúp cho đời sống công nhân được ổn định và yên tâm làm việc hơn.

Nhiều chính sách ưu tiên cho cán bộ quản lí cao cấp, như thưởng bằng cổ phần, du lịch, nghĩ dưỡng…

Bộ máy quản lí trong giai đoạn hiện tại là đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất và kinh doanh.

Tài chính

Tình hình tài chính tương đối ổn định và tốt, dòng tiền dương đã được cải thiện đáng kể. Doanh thu và lợi nhuận ổn định và tăng trưởng trong năm 2012 vượt so với kế hoạch đặt ra đầu năm.

Tình hình gia tăng của tổng tài sản là đáng ghi nhận, cùng với đó là tín hiệu đáng mừng từ khoản đầu tư vào nhà máy bột cá Biển Xanh.

1.12Điểm yếu

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Sự suy giảm của thị trường Mĩ và EU là tín hiệu đáng lo ngại, vì đây là các thị trường mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thị trường nội địa của mảng thủy hải sản chế biến còn hạn chế. Trong khi đây là thị trường tiềm năng và ổn định lâu dài.

Công ty cần nghiên cứu và khai thác những sản phẩm mới, đáp ứng các phân khúc khác nhằm bù đắp lại sự sụt giảm của các phân khúc truyền thống.

Chi phí nguyên vật liệu tăng làm cho giá thành sản phẩm tăng cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty.

Các rào cản kỹ thuật và thương mại cũng được tăng cường do các nước muốn bảo hộ sản xuất nội địa. Điều này làm cho công ty sẽ phải tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm để đáp ứng các thị trường khắc khe như Nhật Bản, EU.

Nhân sự và bộ máy quản lí

Công ty luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề, sức thu hút so với các trung tâm công nghiệp và Tp. HCM còn yếu kém.

Các chính sách đãi ngộ còn tập trung nhiều vào bộ máy quản trị, các chính sách cho người lao động còn chưa tạo ra bước đột phá, công ty cần nghiên cứu và giải quyết trong thời gian tới.

Bộ máy quản lí tuy đã đáp ứng phần nào cho nhu cầu sản xuất và kinh daonh hiện tại nhưng sẽ khó đáp ứng được nhu cầu mở rộng và phát triển trong tương lai.

Tài chính

Công ty cần rà soát lại các tài sản ứ đọng không mang lại hiệu quả hoạt động. Sự tăng lên của hệ số nợ so với các công ty cùng ngành cũng là một tín hiệu đáng lo ngại. Trong khi tình hình lãi suất tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao thì rủi ro vỡ nợ cũng tăng theo hệ số nợ.

Dòng tiền đã cải thiện tốt nhưng hiện tại dòng tiền dương tương đối cao, công ty càn nghiên cứu khai thác, đầu tư có hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ động vốn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty xuất khẩu bột cá Kiên Hùng (Trang 30 - 33)