Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy bia Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Luận văn: Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở nhà máy bia Đông Nam Á docx (Trang 35 - 37)

I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nhà máy bia đông na má ảnh hưởng tớ

1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy bia Đông Nam Á

Địa chỉ của nhà máy Đông Nam Á: 167B - Đường Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.

Nhà máy bia Đông Nam Á (tên tiếng Anh là: South - East Asia Brewery, Ltd) là liên doanh giữa nhà máy bia Việt Hà với công ty bia

Carlsberg Quốc tế (Danbrew) và quỹ công nghiệp hóa dành cho các nước đang phát triển của Chính phủ Đan mạch. Tiền thân của nhà máy bia Việt Hà là hợp tác xã Ba Nhất chuyên sản xuất các sản phẩm m chính, nước chấm

phục vụ cho khu vực Hà Nội và các vùng lân cận. Trải qua hơn 30 năm phát

triển, nhà máy đã từng bước vươn lên thành một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy gắn liền những

mốc quan trọng:

Giai đoạn 1966 - 1981: Trên cơ sở trang thiết bị, vốn và nhân lực của

hợp tác xã Ba Nhất, tháng 6 năm 1966, nhà nước đã ra quyết định cho chuyển

hình thức sở hữu tập thể thành sở hữu toàn dân với quyết định 11379/QĐ - TCCQ của UBND thành phố Hà Nội và mang tên Xí nghiệp nước chấm thuộc

sở công nghiệp thành phố Hà Nội. Trong giai đoạn này, xí nghiệp đã hoàn thành các chỉ tiêu do thành phố đề ra một cách đầy đủ.

Giai đoạn 181 - 1986: Theo Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ V, các xí nghiệp được quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch sản

xuất chính, sản xuất của xí nghiệp đã chuyển sang đa dạng hoá. Được sự cho

phép của UBND thành phố Hà Nội, xí nghiệp đã đổi tên thành Nhà máy thực

phẩm Hà Nội theo quyết định số 1625/ QĐUB. Mặc dù đã đa dạng hoá sản

phẩm, nhưng cũng như các doanh nghiệp khác, nhà máy vẫn sản xuất theo các

chỉ tiêu pháp lệnh và các chỉ tiêu mang tính bao cấp, do đó các sản phẩm sản

Giai đoạn 1986 - 1993: Sau nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

6, nền kinh tế nước ta đã dần chuyển dang nền kinh tế thị trường. Nhà máy thực phẩm Hà Nội đã nhanh chóng chuyển hướng sang xuất khẩu đến các thị trường Liên Xô và Đông Âu, với sản phẩm chính là kẹo lạc và nước chấm.

Cuối năm 1989, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tại Liên Xô và Đông Âu

lâm vào khủng hoảng, điều này đã khiến cho nhà máy đứng trước tình thế rất khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, nhà máy đã tổ chức lại công tác sản xuất,

công tác quản lý lao động, và tài chính cùng với sự hỗ trợ của Liên hiệp thực

phẩm vi sinh nhằm đổi mới mặt hàng, tìm thị trường tiêu thụ mới.

Tháng 9/1991, nhà máy đầu tư mua 1 dây chuyền sản xuất bia của Đan

Mạch với công suất 3.000.000 lít/ năm, với số vốn huy động từ các nguồn:

- Vay ngân hàng đầu tư: 284.338 triệu đồng.

- Vay ngân hàng nông nghiệp: 5.800 triệu đồng.

- Vay của tổ chức SIĐA: 1.578 triệu đồng.

Sau thời gian lắp đặt và chạy thử, sản phẩm bia lon HALIDA xuất hiện

trên thị trường Việt Nam. Cùng với việc sử dụng dây chuyền này, nhà máy đã

đổi tên nhà máy bia Việt Hà. Bia HALIDA đã nhanh chóng được người tiêu dùng chấp nhận và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tháng 3/1993, bia HALIDA được trao tặng cúp bạc của tổ chức quản lý chất lượng Liên hiệp

Anh.

Giai đoạn 1994 đến nay. Đứng trước nhu cầu ngày càng và đa dạng của người tiêu dùng cả về bia chai và bia lon thì khả năng cung cấp và đáp ứng

nhu cầu của nhà máy bia Việt Hà còn rất hạn chế. Được sự cho phép của

UBND thành phố Hà Nội, nhà máy đã tiến hành đàm phán với tập đoàn Danbrew (nhà sản xuất Carlsberg trên thế giới) và ký kết hợp đồng liên doanh thành lập nhà máy bia Đông Nam Á. Tổng số vốn của nhà máy bia Đông Nam Á là 14.475.000 USD trong đó nhà máy bia Việt Hà góp 5.795.000 UDS

tương đương với 40% tổng số vốn góp, Đanbrew và quỹ công nghiệp hoá dành cho các nước đang phát triển của Đan Mạch góp 8.685.000 USD tương đương 60% tổng số vốn liên doanh. Theo hợp đồng liên doanh, nhà máy bia

Đông Nam Á là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, tự chủ về tài

chính, có tư cách pháp nhân, được phép mở tài khoản tiền nội tệ và ngoại tệ

tại các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Thời hạn hoạt động của liên

doanh là 30 năm. Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 12/8/1993.

* Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy bia Đông Nam Á theo điều lệ

liên doanh của công ty, nhà máy có nhiệm vụ và chức năng sau đây:

- Tổ chức sẩn xuất kinh doanh các mặt hàng bia và các sản phẩm khác theo đăng ký kinh doanh.

- Bảo toàn và phát triển vốn.

- Thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước đã quy định trong các văn bản

pháp quy.

- Thực hiện cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công

nhân viên, liên tục nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn của các cán bộ và nhân viên.

- Đảm bảo an toàn lao động, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường.

Nhà máy bia Đông Nam Á hoạt động theo nguyên tắc hạch toán độc

lập, có tư cách pháp nhân, có trụ sở giao dịch và con dấu giao dịch riêng.

Biểu 1: Một số chỉ tiêu kinh tế.

Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 Doanh thu Tỷ đồng 373,328 486,908 516,434 Lợi nhuận Tỷ đồng 92.434 121.764 138.976 Thu nhập BQ Tr. đồng 1.468 1.627 1.630 Số lao động Người 345 358 364

Một phần của tài liệu Luận văn: Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở nhà máy bia Đông Nam Á docx (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)