NÉT TƯƠNG PHẢN TRONG VĂN HÓA ĐỨC VÀ TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu văn hóa kinh doanh (Trang 29 - 32)

VÀ TRUNG QUỐC

Những gì phân tích trên đây đã cho thấy cái nhìn tương đối tổng quan về văn hóa hai nước. Là những nước đại diện cho hai nhánh văn hóa lớn: văn hóa

phương Đông và văn hóa phương Tây, việc so sánh nền văn hóa hai nước sẽ cho thấy rõ hơn những điểm khác nhau.

Tiêu chí Đức Trung Quốc

Trong giao tiếp

Giao tiếp trực diện. Họ là những người thẳng thắn trong việc nói ra suy nghĩ, ý kiến của mình. Đây là văn hóa high- context

Giao tiếp gián tiếp. Họ coi trọng việc xây dựng các mối quan hệ nên đôi khi thiếu thẳng thắn. Trung Quốc là nền văn hóa có tính “ngữ cảnh cao”, văn hóa nghiêng về low - context

Cách bắt tay chào hỏi

Khi gặp gỡ làm quen không nên hỏi những câu hỏi mang tính riêng tư cá nhân.

Có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương.

Trong ăn tiệc

Khi ăn bạn không được mở miệng, ăn xong rồi mới nói, một cái ợ ngon lành sau bữa ăn ngon cũng nên tránh.

Khi ăn tiệc bạn không nên ngại những tiếng động do ăn uống gây nên. Người Trung Quốc coi đó là dấu hiệu khách ăn ngon.

Trong tặng quà

Tặng hoa cho phu nhân của đối tác kinh doanh là một món quà mang ý nghĩa sang trọng đặc biệt, tuy nhiên hoa hồng thì không nên.

Nên tặng quà với số lẻ, (ngoại trừ sáu và mười hai vẫn có thể chấp nhận được) nhưng

Hạn chế tặng hoa vì người Trung Quốc xem đây là một dạng quà “giả tạo” không ý nghĩa.

Hãy tránh việc tặng đơn lẻ một cái gì đó. Người Trung Quốc rất coi trọng sự cân bằng và hài hoà, vì vậy hãy tặng một đôi.

không được mang số hoa bằng số mười ba.

Trao danh thiếp

Khi nhận danh thiếp bạn phải xem danh thiếp trước khi cất đi.

Khi bạn nhận danh thiếp, hãy đọc cẩn thận và đặt thiếp lên trên bàn để thể hiện sự tôn trọng.

Phong cách đàm phán

Thường đi thẳng vào vấn đề vì người Đức không thích mặc cả.

Thường không đi thẳng vào vấn đề mà là một bữa tiệc, chuyện làm ăn sẽ được đề cập vào cuối bữa. Người Trung Quốc thường tìm cách giảm gía đối tác.

Phong cách làm việc

Tách bạch rõ ràng giữa đời sống nghề nghiệp và riêng tư.

Không có tách bạch rõ ràng giữa đời sống nghề nghiệp và riêng tư.

Vấn đề tôn ti, thứ bậc

Được xác định rõ và thực hiện đúng cấp bậc, với trách nhiệm rõ ràng và phân biệt giữa vai trò và các phòng ban.

Gọi ai đó trong công ty với đúng vị trí của họ là việc nên làm vì điều đó thể hiện sự kính trọng, đồng thời cũng là cách nhắc nhở họ về trách nhiệm của mình trong tổ chức.

Khoảng cách quyền lực

Khoảng cách giữa người lãnh đạo và nhân viên nhỏ.

Khoảng cách quyền lực lớn.

Chủ nghĩa cá nhân – chủ nghĩa

tập thể

Chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên mục tiêu riêng lại kết hợp với mối quan tâm cộng đồng.

Chủ nghĩa tập thể. Là nước đề cao giá trị cộng đồng.

Phụ nữ công sở

Trong công việc, người ta chỉ coi trọng thứ bậc chứ không phân biệt nam hay nữ.

Người phụ nữ vẫn chưa thể bình đẳng hoàn toàn với nam giới tại nơi làm việc.

Mối quan hệ trong

Không thích mối quan hệ ràng buộc.

Có nhiều mối quan hệ. Mối quan hệ quyết định nhiều thứ.

kinh doanh Người Đức có khuynh hướng nhấn mạnh vào sự thỏa thuận mua bán hơn là tạo mối quan hệ trong kinh doanh.

Mối quan hệ tốt đẹp có thể giúp một doanh nghiệp làm ăn với người Trung Quốc đạt được mục tiêu. Chỉ làm ăn với người quen biết.

Nhận xét:

Những nhận xét, so sánh từ bảng trên cho thấy đặc điểm văn hóa của mỗi nước thật sự đặc trưng cho nhánh văn hóa lớn của họ. Những nước phương Đông - đại diện là Trung Quốc thiên về chủ nghĩa tập thể, văn hóa trọng tình, trọng quan hệ, khoảng cách quyền lực lớn, thường hay vòng vo, đầy ý tứ. Văn hóa phương Tây - đại diện là Đức lại thiên về chủ nghĩa cá nhân, văn hóa trọng lý, khoảng cách quyền lực nhỏ, thẳng tính…

Tuy nhiên, một điều đặc biệt có thể nhận thấy là mỗi nước nhiều khi cũng có những nét văn hóa riêng mà mọi người không thể đánh đồng. Không phải tất cả những nước phương Tây đều giống nhau hoàn toàn về văn hóa, cũng tương tự như vậy đối với các nước phương Đông. Ở Đức cũng như Trung Quốc, mọi người thường có quan điểm phân biệt rõ ràng về tính tôn ti cấp bậc, danh vị, hay như việc thể hiện sự quan tâm, trân trọng bằng cách chú tâm đọc danh thiếp khi được nhận thì ở đâu cũng cần thiết.

Một phần của tài liệu văn hóa kinh doanh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w