Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ VIRUT SARS - COV-2 TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM KẾT HỢP TỔ CHỨC THI TRỰC TUYẾN NHẰM NÂNG CAO HIỂU BIẾT (Trang 51 - 64)

Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ

4. Thực nghiệm sư phạm

4.3. Tổ chức thực nghiệm

4.3.1. Chọn trường thực nghiệm

Đề tài được triển khai tại 2 trường THPT Hà Huy Tập (thành phố Vinh)và THPT Nghi Lộc 4(huyện Nghi Lộc).

4.3.2. Phương pháp thực nghiệm

Đối với khối 10, chúng tôi chia thành 2 nhóm lớp

Trường Số lớp thực nghiệm Số lớp đối chứng

THPT Nghi Lộc 4 6 6

THPT Hà Huy Tập 7 7

Các lớp thực nghiệm và đối chứng được chia thành 2 nhóm có chất lượng học tập tương đương nhau.

Đối với khối 11,12, chúng tôi phối hợp với Đoàn trường và Công đoàn tổ chức cuộc thi tìm hiểu về virut SARS-CoV-2 và dịch bệnh Covid – 19 cho cả 2 khối.

Quá trình thực nghiệm được tiến hành trong 3 năm học (2019 – 2020; 2020 – 2021 và 2021 – 2022). Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi chỉ trình bày kết quả thực nghiệm năm học 2021 – 2022.

Chúng tôi tổ chức dạy học chương “Virút và bệnh truyền nhiễm” theo cách thông thường rồi so sánh với nhóm đối tượng được tổ chức dạy học theo chủ đề có sử dụng câu hỏi TNKQ để tích hợp về virut SARS- CoV - 2 và dịch bệnh Covid - 19.

- Tổ chức cuộc thi trực tuyến, đánh giá hiệu quả hiểu biết của học sinh về virut SARS - CoV-2 và dịch bệnh Covid - 19 trước và sau khi tham gia cuộc thi.

Qua các vòng thi, chúng tôi nhận thấy điểm bài thi tăng đều qua các vòng thi. Điều đó chứng tỏ việc tổ chức thi tìm hiểu về virut SARS - CoV-2 và dịch bệnh Covid - 19 đã thu hút và tạo hứng thú tìm hiểu cho học sinh toàn trường.

4.3.3. Kết quả thực nghiệm

* Khối lớp 10:Lớp thực nghiệm sử dụng câu hỏi TNKQ về virut SARS - CoV-2 để tổ chức dạy học chủ đề“Virút và bệnh truyền nhiễm”. Lớp đối chứng không sử dụng bộ câu hỏi TNKQ về virut SARS - CoV-2 và không lồng ghépkiến thức virut SARS - CoV-2, dịch bệnh Covid - 19khi tổ chức dạy học chủ đề này. ánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài. Chúng tôi chọn 13 lớp thực nghiệm và 13 lớp đối chứng của 2 trường. Kết quả thu được sau các vòng thi như sau:

Lớp thực nghiệm (536 học sinh) Lớp đối chứng ( 532 học sinh) Điểm ≤ 5 Điểm 5-8 Điểm ≥ 8 Điểm ≤5 Điểm 5-8 Điểm ≥ 8 Vòng 1 Số lượng 214 266 56 244 270 18 Tỉ lệ % 39,93 49,62 10,45 45,86 50,75 3,39 Vòng 2 Số lượng 94 346 96 177 307 48 Tỉ lệ % 17,54 64,55 17,91 33,27 57,71 9,2 Vòng 3 Số lượng 12 352 172 123 317 92 Tỉ lệ % 2,24 65,67 32,09 23,12 59,59 17,29 * Khối lớp 11, 12

Sau 3 vòng thi, mặc dù sử dụng câu hỏi vòng sau đòi hỏi tư duy, vận dụng cao hơn vòng trước nhưng điểm số các em đạt được tăng đều qua các vòng thi. Chúng tôi thống kê có 2028 lượt thi và thu được kết quả cụ thể như sau:

Điểm ≤ 5 Điểm 5-8 Điểm ≥ 8

Vòng 1 Số lượng 677 824 527 Tỉ lệ % 33,38 40,63 25,99 Vòng 2 Số lượng 389 844 795 Tỉ lệ % 19,18 41,62 39,2 Vòng 3 Số lượng 87 788 1153 Tỉ lệ % 4,29 38,85 56,86

Phần III: KẾT LUẬN 1. Kết luận

Sau thời gian triển khai thực hiện đề tài, đối chiếu với nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau:

1.1. Thiết kế được hơn 60 câu hỏi TNKQ về virut SARS-CoV-2 và dịch bệnh Covid -19sử dụng tổ chức dạy học chủ đề: “Virut và bệnh truyền nhiễm” kết hợp tổ chức thi trực tuyến nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về dịch bệnh này.

Việc lồng ghép kiến thức thực tiễn là virut SARS - CoV-2 và dịch bệnh Covid - 19 là những kiến thức thuộc vấn đề đang “nóng” trên toàn thế giới được mọi tầng lớp xã hội quan tâm. Học sinh rất hứng thú khi chúng tôi yêu cầu vận dụng kiến thức sách giáo khoa về Virut và bệnh truyền nhiễm liên hệ với virut SARS - CoV-2 và dịch bệnh Covid -19.

1.2. Đề xuất được qui trình thiết kế,sử dụng câu hỏi TNKQvề virut SARS - CoV-2 và dịch bệnh Covid -19.

1.3. Tổ chức được 3 vòng thi trực tuyến cho học sinh toàn trường trên nền tảng học và thi trực tuyến Azota hoặc Web www.tracnghiemonline.vn.

Chúng tôi đã xây dựng được hơn60 câuhỏi TNKQ thiết kế thành 3 bài thi (mỗi bài 20 câu hỏi), tổ chức 3 vòng thi, thu hút được hơn 3000 lượt HS tham gia. Việc tổ chức thi trên ứng dụng Azota cho HS toàn trường không chỉ góp phần tuyên truyền, giáo dục, trang bị kiến thức một cách toàn diện về virut SARS - CoV-2, dịch bệnh Covid - 19, ôn tập kiến thức về Virut và bệnh truyền nhiễm mà còn đa dạng được hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong bối cảnh dịch bệnh như hiên nay.

1.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm ở 2 trường: THPT Hà Huy Tập (Thành phố Vinh); THPT Nghi Lộc 4 (Huyện Nghi Lộc)chứng tỏ các câu hỏi TNKQ đã xây dựng sử dụngtổ chức dạy học chủ đề: “Virut và bệnh truyền nhiễm” kết hợp tổ chức thi trực tuyến nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về dịch bệnh này thực sự có hiệu quả và có tính khả thi.

2. Kiến nghị

Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

1. Bộ câu hỏi TNKQ chúng tôi xây dựng và hoàn thiện qua từng năm, tuy nhiên để thu hút sự quan tâm của HS thì các số liệu, ví dụ cần được cập nhật thường xuyên.

2. Sự phát triển của virut SARS - CoV-2, thái độ của con người đối với đại dịch Covid -19 chưa ngừng biến đổi và trong tương laichưa ai có thể nói trước được liệu virut SARS - CoV-2 có gây ra biến thể nguy hiểm nào nữa hay không?Liệu có sự xuất hiện của loài virut khác tấn công loài người nữa hay không?...Vì vậy, trang bị hiểu biết về virut và bệnh truyền nhiễm để chủ động phòng tránh và ứng phó với dịch bệnh là hết sức cần thiết.

3. Theo hướng của đề tài, giáo viên có thể xây dựng bộ câu hỏi TNLQ về các loại virut khác/dịch bệnh khác cũng như các nội dung khác có thể tích hợp trong môn Sinh học để tổ chức dạy học các bài/chủ đề kết hợp thi trực tuyến nhằm nâng cao hiểu biết đa chiều cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Trên đây là kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng phần trình bày cũng như nội dung không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Sách giáo khoa Sinh học 10. Nxb Giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2006). Sách giáo khoa Sinh học 10 nâng cao. Nxb Giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Sách giáo viên Sinh học 10. Nxb Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2006). Sách giáo viên Sinh học 10 nâng cao. Nxb Giáo dục. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá,

đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực HS. Nxb Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2009). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Sinh học 11. Nxb Giáo dục Việt Nam.

7. Lê Đình Trung - Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông. Nxb Đại học sư phạm.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2020)“100 câu hỏi - đáp về phòng, chống dịch bệnh Covid- 19” trong các cơ sở giáo dục.

9. Bộ Y tế, Cổng thông tin điện tử về dịch bệnh Covid – 19(https://covid19.gov.vn/)

10. https://www.thegioididong.com/game-app/azota-ung-dung-giao-va-cham-bai-tap-

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TÌM HIỂU Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN THPT

PHIẾU TÌM HIỂU Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN THPT

VỀ VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Họ và tên :…….……….……… Nam  nữ  Trường THPT …...…………..…...Số năm công tác:...…... Tỉnh :……….…….…...

Xin Quý thầy (cô) vui lòng cho biết những ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây (Ở mỗi câu hỏi, quý thầy (cô) có thể chọn 1 đến nhiều phương án trả lời).

Câu 1: Thầy (cô) thường sử dụng câu hỏi Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) khi

 Kiểm tra đánh giá  Dạy bài mới  Cả hai

Câu 2: Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng câu hỏi TNKQ để dạy học không?

 Thường xuyên  Không thường xuyên  Chưa tiến hành

Câu 3: Theo thầy (cô), việc sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ khi dạy chủ đề: Virut và bệnh truyền nhiễm có cần thiết

không?

 Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết

Câu 4: Thầy (cô) nghĩ như thế nào về việc sử dụng câu hỏi TNKQ để tổ chức dạy học chủ đề“Virut và bệnh truyền

nhiễm”

 Chưa nghĩ đến  Nghĩ đến nhưng chưa thực hiện  Đã thực hiện

Câu 5: Theo thầy (cô) việc lồng ghép kiến thức về virut SARS - CoV-2 khi dạy chủ đề “Virut và bệnh truyền

nhiễm” có cần thiết không?

 Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết

Câu 6: Theo thầy (cô) việc lồng ghép kiến thức về dịch bệnh Covid - 19 khi dạy chủ đề “Virut và bệnh truyền

nhiễm” có cần thiết không?

 Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết

Câu 7: Thầy (cô) có lồng ghép kiến thức về virut SARS - CoV-2 khi dạy nội dung “Cấu trúc và cơ chế nhân lên

của virut” trong chương“Virut và bệnh truyền nhiễm” không?

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Chưa bao giờ

Câu 8: Thầy (cô) có lồng ghép kiến thức về dịch bệnh Covid - 19 khi dạy nội dung “Bệnh truyền nhiễm và miễn

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Chưa bao giờ

Câu 9: Trường thầy (cô) lựa chọn dạy học chương 3 “Virut và bệnh truyền nhiễm” theo cách nào?

 Dạy từng bài  Dạy theo chủ đề  Cách khác

Câu 10: Theo thầy (cô), thái độ của học sinh sẽ thay đổi như thế nào khi giáo viên lồng ghép kiến thức về kiến thức

về virut SARS - CoV-2 và dịch bệnh Covid - 19 khi dạy chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm”?

 Hứng thú hơn  Kém hứng thú hơn  Không thay đổi

PHỤ LỤC 2

PHIẾU TÌM HIỂU Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN THPT

VỀ VIỆC TỔ CHỨC CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU VỀ VIRUT SASR - COV - 2 VÀ DỊCH BỆNH COVID - 19

Họ và tên :…….……….……… Nam  nữ  Trường THPT …...…………..…...Số năm công tác:...…... Tỉnh :……….…….…...

Xin Quý thầy (cô) vui lòng cho biết những ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây (Ở mỗi câu hỏi, quý thầy (cô) có thể chọn 1 đến nhiều phương án trả lời).

Câu 1: Ý kiến của thầy (cô) về việc trang bị cho HS kiến thức về dịch bệnh Covid - 19 hiện nay:

 Rất cần thiết.  Cần thiết.  Không cần thiết.

Câu 2: Ở trường của thầy (cô) có thường xuyên tổ chức các hoạt động Ngoài giờ lên lớp hay không

 Thường xuyên.  Không thường xuyên.  Không tổ chức.

Câu 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường thầy (cô) từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid - 19 đến nay tổ chức như

thế nào?

 Không tổ chức.  Tố chức tập trung trực tiếp.  Tổ chức trực tuyến.

Câu 4: Các cuộc thi trực tuyến diễn ra tại trường thầy (cô) do cấp tổ chức nào phát động?

 Cấp trường.  Cấp ngành.  Cấp bộ.

Câu 5: Công tác tuyên truyền phòng chống dịch Covid - 19 ở trường thầy (cô) diễn ra như thế nào?

 Thường xuyên.  Thỉnh thoảng.  Không thực hiện.

Câu 6: Công tác tuyên truyền phòng chống Covid - 19 ở trường thầy (cô) thực hiện theo cách nào?

 Dùng băng rôn, áp phich  Thi tìm hiểu.  Hình thức khác.

Câu 7: Trường thầy (cô) đã tổ chức cuộc thi hiểu về dịch bệnh Covid - 19 nào hay chưa?

 Đã tổ chức.  Chưa tổ chức.  Sẽ tổ chức.

Câu 8: Ý kiến của thầy (cô) về việc nâng cao hiểu biết của học sinh về dịch bệnh Covid - 19 thông qua cuộc thi

trực tuyến trên các thiết bị thông minh?

 Rất ủng hộ  Ủng hộ  Không ủng hộ

Câu 9: Theo thầy (cô) việc tổ chức cuộc thi trực tuyến trên các thiết bị thông minh có góp phần vào việc thúc đẩy

 Có  Có thể có  Không

Câu 10: Theo thầy (cô) đối tượng nào nên tham gia cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về dịch bệnh Covid - 19?

 Giáo viên  Học sinh  Cả hai

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!

PHỤ LỤC 3

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: “VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN” NHIỄM KẾT HỢP TỔ CHỨC THI TRỰC TUYẾN

Học sinh xem phim Ranh giới của Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư và trả lời câu hỏi

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về virut SARS-CoV-2

Giáo viên hướng dẫn HS đề xuất giải pháp ngăn chặn sự nhân lên của virut SARS-CoV-2 trong tế bào người.

Hình ảnh bài viết trên Website của trường THPT Hà Huy Tập về cuộc thi phòng chống Covid – 19 năm học 2019 – 2020.

---

BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE CỦA TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

(http://thpthahuytapnghean.edu.vn/thong-bao/thi-tim-hieu-kien-thuc-phong- chong-dich-covid-19.html)

Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức thi trực tuyến "Tìm hiểu kiến thức phòng chống dịch Covid-19"

I. GIỚI THIỆU VỀ CUỘC THI

Cuộc thi do trường THPT Hà Huy Tập tổ chức, phối hợp giữa nhóm môn Sinh học và Công đoàn, Đoàn trường.

- Nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống dịch Covid-19 của trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Tạo cơ hội cho cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường tăng cường hiểu biết kỹ hơn về kiến thức và kỹ năng phòng chống dịch Covid-19.

- Lan tỏa những ý thức, hiểu biết và chung tay hành động về việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong nhà trường. cộng đồng.

II. THỂ LỆ CUỘC THI

1. Nội dung: Các câu hỏi trắc nghiệm được giáo viên nhóm Sinh học của nhà

trường biên soạn từ nguồn các khuyến cáo của Bộ Y tế, bộ tài liệu “100 câu hỏi -

đáp về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các cơ sở giáo dục” của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

2. Đối tượng tham gia:Tất cả các cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường.

3. Hình thức dự thi: Trắc nghiệm online thông qua trang Web www.tracnghiemonline.vn

- Người dự thi sử dụng mã truy cập nhanh được nhà trường công bố qua tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm.

4. Thời gian dự thi: Bắt đầu từ thứ 2 ngày 16/03/2020 đến hết thứ 5 ngày 19/03/2020. Mỗi người có thể tham gia thi nhiều lần, sau mỗi lần thi hệ thống sẽ công bố điểm của lần thi đó. Cuối đợt, hệ thống sẽ tính điểm theo điểm thi cao nhất của mỗi người.

5. Thi đua và khen thưởng

- Tập thể: Đưa vào xét thi đua đối với tập thể tổ Công đoàn; tập thể Chi đoàn theo điểm trung bình thi.

- Vinh danh trước toàn trường đối với cá nhân giáo viên, học sinh có điểm thi cao nhất trong thời gian nhanh nhất, tập thể có điểm trung bình thi cao nhất.

III. BAN TỔ CHỨC

- Trưởng ban: thầy Hoàng Minh Lương - Hiệu trưởng, phụ trách chung.

- Phó ban: thầy Trần Nghĩa Công - Phó Hiệu trưởng, phụ trách thông tin, tổ chức. - Phó ban: thầy Trần Cao Cường - Phó Hiệu trưởng, phụ trách nội dung.

- Ban viên: thầy Hồ Đức Nam - Chủ tịch Công đoàn, phụ trách giáo viên. - Ban viên: thầy Nguyễn Bá Kiên - Bí thư Đoàn trường, phụ trách học sinh

- Ban viên: cô Nguyễn Thị An - Nhóm trưởng môn Sinh học chịu trách nhiệm xây

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ VIRUT SARS - COV-2 TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM KẾT HỢP TỔ CHỨC THI TRỰC TUYẾN NHẰM NÂNG CAO HIỂU BIẾT (Trang 51 - 64)