Giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) NÂNG CAO NĂNG lực sử DỤNG NGÔN NGỮ TRONG dạy học môn NGỮ văn 11 QUA HÌNH THỨC tổ CHỨC TRÒ CHƠI ở TRƯỜNG THPT QUỲ hợp 2v (Trang 27 - 40)

IV. Thực nghiệm sư phạm

3. Giáo án thực nghiệm

CHÍ PHÈO (NAMCAO)

3.1.Mục tiêu bài học: Rèn luyện cho HS

3.1.1. Các năng lực chung

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Nam Cao. - Năng lực đọc – hiểu truyện ngắn Chí Phèo.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn.

- Năng lực phân tích, so sánh các đề tài trong sáng tác của Nam Cao. - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3.1.2. Năng lực chuyên biệt

- Đọc

+ Đọc hiểu nắm được cốt truyện, hệ thống nhân vật, các chi tiết tiêu biểu. + Thấy được giá trị hiện thực sâu sắc của các tác phẩm.

+ Nhận biết và phân tích được các nhân vật. -Viết

+ Viết được một đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong văn bản. + Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh.

-Nói và Nghe

+ Biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày ý kiến.

+ Tạo lập được đoạn văn về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm hay nghị luận văn học về tác phẩm.

3.1.3. Các năng lực ngôn ngữ

- Năng lực nhận biết từ ngữ

- Năng lực liên tưởng, tưởng tượng ngôn ngữ - Năng lực tái hiện bằng ngôn ngữ

- Năng lực phát triển tư duy ngôn ngữ.

- Năng lực tạo lập văn bản (năng lực tìm từ, cụm từ thích hợp, năng lực viết văn bản)

3.1.4. Phẩm chất: Nhân ái; Trách nhiệm

- Có tinh thần nhân ái, cảm thông với cuộc đời người nôn dân, trân trọng với khát vọng của con người,biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong cuộc sống.

-Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước; biết đấu tranh chống lại các thế lực xấu trong xã hội.

3.2. Chuẩn bị thiết bị và học liệu

3.2.1. Giáo viên

3.2.1.1. Phương tiện dạy học

- SGK, giáo án word, giáo án powerpoint, tư liệu về bài học; Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua

hệ thống câu hỏi bài tập; Sưu tầm tranh, ảnh về Nam Cao, phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Các phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút màu…

3.2.1.2. Công cụ đánh giá

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi…

3.2.2. Học sinh

- Soạn bài theo hướng dẫn học bài Sách giáo khoa. - Hoàn thành phiếu học tập theo câu hỏi GV giao. - Chuẩn bị bài soạn hoạt động nhóm.

3.3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động – giới thiệu a) Mục tiêu:

- Tạo mâu thuẫn nhận thức và tâm thế để HS bắt đầu tiết học mới. - Đánh giá năng lực cảm nhận của học sinh.

b) Nội dung:Tổ chức trò chơi ô chữ c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV tổ chưc trò chơi ô chữ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1: gồm 15 chữ cái. Nam Cao là nhà văn thuộc trào lưu văn học nào? Đáp án: HIỆN THỰC PHÊ PHÁN

Câu 2: gồm 7 chữ cái.Tác phẩm của nhà văn Nam Cao được đánh giá là một kiệt tác trong VH Việt Nam hiện đại?

Đáp án: CHÍ PHÈO

Câu 3: gồm 6 chữ cái.Ai là người đẩy Chí Phèo vào tù Đáp án: BÁ KIẾN

Câu 4: gồm 5 chữ cái. Ai là người có ý nghĩa thức tỉnh khao khát được uay trở về xã hội loài người ở Chí

Câu 5: gồm 11 chữ cái. Trong tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo được ăn thứ gì mà lần đầu người khác đem cho mà không cần cướp giật?

Đáp án: BÁT CHÁO HÀNH

Câu 6: gồm 6 chữ cái. “Cảnh éo le, mâu thuẫn dấn đến đau thương” là định nghĩa cho khái niệm gì?

Đáp án: BI KỊCH

Câu 7: gồm 14 chữ cái. Sự thay đổi của Chí Phèo từ người nông dân đến con quỷ dữ được gọi là gì?

Đáp án: QUÁ TRÌNH THA HÓA

Câu 8: gồm 16 chữ cái. Sự thay đổi của Chí Phèo từ con quỷ dữ của làng Vũ Đại đến khao khát làm hòa với mọi người khao khát quay trở lại cuộc sống xã hội làm người được gọi là gì?

Đáp án: QUÁ TRÌNH THỨC TỈNH

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú.

Bước 4: GV nhận xét, biểu dương; Giới thiệu bài:

Mặc dù có những sáng tác đăng báo từ 1936 nhưng phải đến Chí Phèo Nam Cao mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn. Trước Nam Cao đã có những nhà văn thành công khi viết về đề tài nông dân như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và cũng có những tác phẩm hấp dẫn viết về đề tài lưu manh hóa như

Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, đây thực sự là thử thách lớn với những cây bút đến sau, trong đó có Nam Cao. Bằng ý thức khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có và bằng tài năng nghệ thật độc đáo của mình của mình, Nam Cao đã vượt qua thử thách và khiến cho Chí Phèo trở thành kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái quát về tác phẩm

Năng lực nhận biết tín hiệu ngôn ngữ: Đây là năng lực nhận thức đơn giải

đầu tiên đối với học sinh. Học sinh đọc thông tin phần tiển dẫn, kết hợp với quá trình soạn bài và điền vào chỗ trống.

a) Mục tiêu: Giúp HS nắm được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và biết tóm

tắt tác phẩm Chí Phèo

b) Nội dung: GV yêu cầu HS vận dụng sgk, kĩ năng tốm tắt truyện ngắn để

thực hiện hoạt động

d) Tổ chức thực hiện:

Minh họa: Học sinh đọc tiểu dẫn điền vào phiếu học tập các nội dung sau:

Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được viết năm 1941. Bối cảnh ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng tám năm 1945

- Trên cơ sở người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng quê hương mình, tác giả dựng lên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn dưới chế độ thực dân nửa phong kiến với tất cả sự ngột ngạt tăm tối, cùng những bi kịch đau đớn kinh hoàng.

Nhan đề

- Nhan đề: 3 lần đổi tên. Đầu tiên tác phẩm được đặt tên là

Cái lò gạch cũ. Lúc in nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Sau cách mạng tác phẩm được tái bản và được đổi tên một lần nữa Chí Phèo..

+ Cái lò gạch cũ: Chi tiết mở đầu và kết thúc, mang ấn

tượng về cuộc sống bế tắc, mang tính dự báo. Một hiện tượng có tính chất quy luật trong xã hội cũ. Nhan đề thể hiện sự hạn chế trong cách nhìn về con người và cuộc sống.

+ Đôi lứa xứng đôi: Đặt mối tình Chí Phèo-Thị Nở làm trung tâm tác phẩm. Biến tác phẩm hiện thực thành tác phẩm trào phúng, từ đó hiểu lệch tác phẩm và dụng ý nhà văn.

+ Chí Phèo:Đúng ý đồ nhà văn. Phản ánh tình trạng người nông dân biến chất trở thành lưu manh hoá, đồng thời tố cáo xã hội đã tước đoạt quyền làm người lương thiện. Khái quát được tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Thao tác 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản

Nội dung 1: HÌNH ẢNH LÀNG VŨ ĐẠI, NHÂN VẬT BÁ KIẾN

Năng lực tái hiện bằng ngôn ngữ: Với năng lực này, giáo viên định hướng cho học sinh phát hiện các tín hiệu thẩm mỹ. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh xác lập mối liên hệ giữa các tín hiệu thẩm mỹ và tái hiện nó bằng ngôn ngữ.

a) Mục tiêu: HS hiểu được hình ảnh làng Vũ Đại b) Nội dung:

- Hình ảnh làng Vũ Đại. - Nhân vật Bá Kiến

c) Sản phẩm:

Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

1. Hình ảnh làng Vũ Đại

- Làng Vũ Đại - đó là không gian nghệ thuật của truyện, nơi các nhân vật sống và hoạt động.

- Làng dân không quá hai nghìn, xa phủ, xa tỉnh.

- Tôn ti trật tự trong làng:

- Nơi mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt, âm thầm mà quyết liệt:

2. Nhân vật Bá Kiến:

- Tàn bạo, quỷ quyệt - Nhân cách bỉ ổi

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm - Thao tác1: Tìm hiểu hình ảnh

làng Vũ Đại

Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi theo sự chuẩn bị bài ở nhà với câu hỏi đã được hướng dẫn:

+ Hình ảnh làng Vũ Đại được miêu tả như thế nào trong tác phẩm? + Trong làng tồn tại những mẫu thuẫn gì?

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Hình ảnh làng Vũ Đại

- Làng Vũ Đại - đó là không gian nghệ thuật của truyện, nơi các nhân vật sống và hoạt động.

- Làng dân không quá hai nghìn, xa phủ, xa tỉnh.

- Tôn ti trật tự trong làng: đứng đầu là bá Kiến, tiếp đó là bọn kì hào (cánh ôngTư Đạm, Đội Tảo, Bát Tùng), cuối cùng là

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc theo nhóm đôi.

Bước 3: HS trao đổi, báo cáo kết quả

HS cử đại diện nhóm lên trình bày về phần chuẩn bị.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và trình chiếu:

- Làng Vũ Đại là nguyên mẫu làng Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, Huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Dân khoảng 2000, chủ yếu sống bằng nghề dệt vải, trồng chuối ngự và làm tá điền cho địa chủ.

- Thao tác 2: Tìm hiểu nhân vật Bá Kiến

Bước 1: Giao nhiệm vụ

+ GV tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật. + GV chia lớp thành 2 nhóm, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

Hàng thứ 1: Từ ngữ chỉ sự độc ác và hung bạo. → TÀN BẠO

Hàng thứ 2: Từ ngữ chỉ sự khéo léo để lừa đảo. → XẢO QUYỆT

Hàng thứ 3: Kiểu nhà nước nào là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người? → PHONG KIẾN

Hàng thứ 4: Điền từ còn thiếu trong câu thơ sau:

Bề ngoài thơn thớt nói cười

Mà trong … giết người không dao. → NHAM HIỂM

Câu hỏi 5: Từ ngữ chỉ sự gian manh, lừa lọc. → ĐỂU CÁNG

nông dân.

- Nơi mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt, âm thầm mà quyết liệt:

+ Mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị: bề ngoài thì tử tế với nhau nhưng bên trong lúc nào cũng mong cho nhau lụn bại, cho nhau ăn bùn.

+ Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ: người nông dân phải è cổ nuôi bọn địa chủ, phong kiến.

→ Làng Vũ Đại sống động, tăm tối, ngột ngạt, khép kín. Đây chính là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng.

2. Nhân vật Bá Kiến

- Tàn bạo, quỷ quyệt:

+ Phương sách thống trị dân lành: Trị không được thì dùng, “bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu”,…

+ Cách thu phục Chí Phèo:

• Khi Chí Phèo đến nhà Bá Kiến lần thứ nhất, Bá Kiến nhanh chóng tìm được kế sách thích hợp để đối phó với Chí Phèo: giải tán đám đông – động cơ kích thích, hậu thuẫn vững chắc cho Chí → quát đuổi vợ vào nhà,…

• Tìm cách làm cho lũ đàn em hoặc đám dân làng sinh chuyện – tức là chém giết, đốt phá lẫn nhau để hắn có dịp mà ăn.

- Nhân cách bỉ ổi:

+ Ghen tuông với Chí.

+ Gỡ gạc từ người đàn bà vắng chồng là vợ Binh Chức.

+ Suy nghĩ của Bá Kiến về người vợ thứ 4 trẻ đẹp: nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ. Khác gì nhai miếng thịt bò lựt sựt khi rụng

Câu hỏi 6: Từ ngữ chỉ cách hành động theo chiều hướng chuyển thiệt hại của người khác thành lợi ích của mình. → THỦ ĐOẠN

→ Từ ngữ ở ô chữ hàng dọc là: BÁ KIẾN

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc theo nhóm.

Bước 3: HS trao đổi, báo cáo kết quả

HS cử đại diện nhóm lên trình bày về phần chuẩn bị.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và trình chiếu chốt kiến thức.

gần hết răng…

Nội dung 2: Tìm hiểu nhân vật Chí Phèo

Phát triển năng lực tư duy ngôn ngữ và vận dụng kiến tạo kiến thức mới: GV

hướng dẫn học sinh phân tích những chi tiết, hình ảnh, nhân vật… chứa đựng tư tưởng, cảm xúc của nhà văn. Trên cơ sở đó định hướng cho HS hình thành kiến thức mới và liên hệ với thực tế.

a) Mục tiêu: HS hiểu được cuộc đời của nhân vật Chí Phèo trước khi bị đẩy vào

tù.

b) Nội dung: Trả lời câu hỏi để làm nổi bật lên cuộc đời của Chí Phèo trước khi

vào tù.

c) Sản phẩm: Trước khi vào tù:Chí Phèo là một người nông dân lương thiện: - Chí là một người nông dân nghèo khổ, lương thiện

- Chí cũng từng có một ước mơ giản dị - Chí còn là người biết tự trọng

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Thao tác 4: Tìm hiểu nhân vật

Chí Phèo

Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ:

- Học sinh làm việc cá nhân, trả lời

3. Nhân vật Chí Phèo

3.1 Trước khi vào tù:Chí Phèo là một người nông dân lương thiện:

+ Chí là một người nông dân nghèo khổ, lương thiện như nhiều nông dân khác. Chí nguyên là một đứa trẻ mồ côi, được người

câu hỏi:

Trước khi vào tù, Chí Phèo là một người như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc cá nhân.

Bước 3: HS báo cáo kết quả

+ GV mời 1 HS trả lời.

+ GV yêu cầu các học sinh khác đánh giá và bày tỏ ý kiến của bản thân.

Bước 4: GV trình chiếu chốt kiến thức cho học sinh ghi bài.

dân làng Vũ Đại đem về nuôi. Năm 20 tuổi, Chí làm canh điền khỏe mạnh cho nhà Lí Kiến. Khỏe mạnh nhưng hắn “hiền lành như đất”, thậm chí còn nhút nhát.

+ Chí cũng từng có một ước mơ giản dị và lương thiện như trăm ngàn người dân khác: “một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê. Vợ dệt vải…”.

+ Chí còn là người biết tự trọng. Vì tự trọng nên người nông dân 20 tuổi này đã thấy nhục khi bị bà ba Bá Kiến sai làm những “việc không chính đáng”.

→ Dẫu có hoàn cảnh riêng, độc đáo, nhưng xét đến cùng, Chí là một nông dân lương thiện. Ở một xã hội bình thường, những con người như thế hoàn toàn có thể sống một cách lương thiện, yên ổn.

- Thao tác 1: Quá trình tha hóa Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV tổ chức trò chơi điền bảng:

GV yêu HS đọc văn bản kết hợp với phần chuẩn bị phiếu học tập ở nhà trả lời theo một số câu hỏi gợi ý để tìm hiểu khái quát về quá trình tha hóa của Chí Phèo như sau:

+ Giai đoạn 1: Từ người nông dân lương thiện bị tha hóa thằng lưu manh.

+ Giai đoạn 2: Từ thằng lưu manh trở thành con quỷ dữ. + GV trình chiếu Phiếu học tập (Trò chơi điền bảng) Phương diện Giai đoạn Nhân hình Nhân tính Giai đoạn 1 Giai đoạn 2

3.2. Quá trình tha hóa

a.Chí Phèo từ một người nông dân lương thiện bị xã hội tha hóa thành thằng lưu manh

- Về nhân hình: Chí mang dáng hình của một thằng lưu manh, “trông gớm chết”: “cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) NÂNG CAO NĂNG lực sử DỤNG NGÔN NGỮ TRONG dạy học môn NGỮ văn 11 QUA HÌNH THỨC tổ CHỨC TRÒ CHƠI ở TRƯỜNG THPT QUỲ hợp 2v (Trang 27 - 40)