Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính của học sinh trung học cơ sở tại một số trường trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2.2.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

2.2. Địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.2.2.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

a. Mục đích:

- Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý về giới tính, nhu cầu tư vấn giới tính cũng như các cách thức học sinh THCS thoả mãn nhu cầu đó.

- Đo lường các yếu tố tác động đến nội dung và hình thức tư vấn tâm lý về giới tính, cũng như tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính của học sinh THCS.

b. Nội dung bảng hỏi:

Bảng hỏi gồm 10 câu hỏi lớn với 65 items (Phụ lục 1) với các nội dung sau: - Phần thông tin cá nhân bao gồm: Trường, giới tính, học lực và khối lớp. - Phần câu hỏi khảo sát: (Độ tin cậy Cronbach's Alpha của bảng hỏi là 0,800) + Câu 1 với 20 items kép, tìm hiểu về thực trạng khó khăn về giới tính mà học sinh đang gặp phải cũng như nhu cầu cần sự hỗ trợ từ nhà tư vấn để giải đáp các khó khăn đó. Trong đó, độ tin cậy của thang đo khó khăn là 0,645 và thang đo nhu cầu là 0,794. Ở câu này, người nghiên cứu đã diễn giải các khó khăn và nhu cầu tư vấn như sau:

(1) Sức khoẻ sinh sản: 5 Items (1, 2, 4, 18, 20)

(2) Các đặc trưng tâm lý: 10 Items ( 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14) (3) Mối quan hệ khác giới: 5 Items (3, 15, 16, 17, 19).

+ Câu 2: Các đối tượng mà học sinh THCS chọn để giải quyết khó khăn gặp phải. + Câu 3: Mức độ hài lòng của học sinh THCS sau khi chọn cách giải quyết đó. + Câu 4: Khảo sát thực trạng học sinh THCS tìm gặp nhà tư vấn để giải quyết khó khăn của mình. Trong câu này, nếu khách thể chọn “đã tìm đến” thì bỏ qua câu 5, trả lời câu 6, 7. Nếu chọn “chưa tìm đến” thì tiếp tục trả lời câu 5, bỏ qua câu 6, 7.

+ Câu 5: Nguyên nhân học sinh THCS không tìm đến sự giúp đỡ của nhà tư vấn. + Câu 6: Nguyên nhân học sinh THCS tìm đến sự giúp đỡ của nhà tư vấn.

+ Câu 7: Mức độ hài lòng của học sinh THCS sau khi được nhà tư vấn giải đáp. + Câu 8: Gồm có 5 items đại diện cho 5 hình thức tư vấn tâm lý về giới tính. + Câu 9: Gồm có 9 items liên quan đến các đặc điểm (từ ngoại hình đến cách làm việc) của nhà tư vấn.

+ Câu 10: Gồm 5 Items đại diện cho các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính của học THCS.

c. Mã hoá câu trả lời:

- Tính tỉ lệ phần trăm: Câu 2, 4, 5, 6.

- Tính điểm trung bình: Câu 1, 3, 7, 8, 9, 10.

Ở các câu hỏi phân theo mức độ, người nghiên cứu đã cân nhắc và lựa chọn 3 mức độ (thay vì 5 mức độ như thông thường) do đặc điểm của khách thể nghiên cứu rất khó phân biệt và trả lời chính xác theo thang 5 mức độ. Căn cứ theo thang đo Likert, đề tài lấy giá trị cao nhất là 3 điểm, giá trị thấp nhất là 1 điểm và chia làm 3 mức. Điểm chênh lệch giữa mỗi mức độ là (3-1)/3 = 0.67. Tiêu chí đánh giá được xác định nhu sau:

Bảng 2.2. Ý nghĩa các giá trị trung bình của thang đo mức độ khó khăn

Nội dung khảo sát Thấp Trung bình Cao 1 2 3 Khó khăn về tâm lý giới tính của học sinh THCS (Câu 1)

Mức 1 (1.00 – 1.67): Không gặp khó khăn. Khách thể hiểu rõ kiến thức về

vấn đề này.

Mức 2 (1.67 – 2.34): Khách thể có gặp khó khăn. Khách thể có kiến thức

tuy nhiên vẫn không chắc chắn, vẫn còn gặp một số vấn đề cần giải quyết.

Mức 3 (2.34 – 3.00): Khách thể gặp rất nhiều khó khăn. Khách thể gặp rất

nhiều khó khăn, không có kiến thức, có nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Bảng 2.3. Ý nghĩa các giá trị trung bình về mức độ hài lòng

Nội dung khảo sát Không hài lòng Bình thường Rất hài lòng

1 2 3

Mức độ hài lòng khi giải quyết các khó khăn với các đối tượng xung quanh và với nhà tư vấn (Câu 3 và câu 7)

- Mức 1 (1.00 – 1.67): Không hài lòng vì không giải quyết

được khó khăn tâm lý về giới tính của học sinh THCS. - Mức 2 (1.67 – 2.34): Hài lòng vì giải quyết được một vài

các khó khăn tâm lý về giới tính của học sinh THCS. - Mức 3 (2.34 – 3.00): Rất hài lòng do giải quyết được khó

Bảng 2.4. Ý nghĩa các giá trị trung bình về mức độ nhu cầu

Nội dung khảo sát

Không mong muốn Bình thường Rất mong muốn

1 2 3

Nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính từ các nhà tư vấn (Câu 1)

- Mức 1 (1.00 – 1.67): Nhu cầu tư vấn ở mức chưa cần thiết. Khách

thể chưa có mong muốn nhận sự giúp đỡ của nhà tâm lý.

- Mức 2 (1.67 – 2.34): Nhu cầu tư vấn ở mức cần thiết. Mong muốn

nhận được sự giúp đỡ của nhà tâm lý chưa mạnh mẽ.

- Mức 3 (2.34 – 3.00): Nhu cầu tư vấn ở mức rất cần thiết. Khách thể

rất mong muốn nhận được sự giúp đỡ của nhà tâm lý. Các hình

thức tư vấn tâm lý về giới tính (Câu 8)

- Mức 1 (1.00 – 1.67): Cho thấy hình thức tư vấn này không nhận được

sự đồng tình và học sinh THCS không mong muốn tham gia.

- Mức 2 (1.67 – 2.34): Cho thấy hình thức tư vấn này nhận được sự

quan tâm của học sinh THCS nhưng lại không quá hứng thú và mong muốn tham gia.

- Mức 3 (2.34 – 3.00): Cho thấy hình thức tư vấn này nhận được sự

quan tâm đặc biệt, học sinh THCS rất mong muốn được tham gia. Các đặc điểm của nhà tư vấn tâm lý về giới tính (câu 9)

- Mức 1 (1.00 – 1.67): Mức chưa cần thiết. Học sinh THCS không

mong muốn nhà tâm lý có đặc điểm này.

- Mức 2 (1.67 – 2.34): Mức cần thiết. Nhà tâm lý có đặc điểm này hay

không cũng được.

- Mức 3 (2.34 – 3.00): Mức rất cần thiết. Học sinh THCS rất mong

muốn nhà tâm lý có đặc điểm này.

Bảng 2.5. Ý nghĩa các giá trị trung bình về mức độ nhận thức các yếu tốảnh hưởng

Nội dung khảo sát

Không đồng ý Phân vân Đồng ý

Nhận thức của học sinh THCS về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính (câu 10)

- Mức 1 (1.00 – 1.67): Cho thấy yếu tố được đề cập không có sự liên

quan hay ảnh hưởng nào đến nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính của học sinh THCS.

- Mức 2 (1.67 – 2.34): Cho thấy yếu tố đề cập có sự liên quan và ảnh

hưởng đến nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính của học sinh THCS nhưng không mạnh mẽ.

- Mức 3 (2.34 – 3.00): Cho thấy yếu tố được đề cập có sức ảnh hưởng rất rõ rệt đến nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính của học sinh THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tư vấn tâm lý về giới tính của học sinh trung học cơ sở tại một số trường trên địa bàn thành phố hồ chí minh​ (Trang 51 - 55)