Kết quả và thảo luận

Một phần của tài liệu Thiết kế tiện ích hỗ trợ dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông tích hợp trong microsoft powerpoint (Trang 86)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Kết quả và thảo luận

3.5.1. Đối với GV

Nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng của bộ tiện ích, tôi đã tham khảo ý kiến chuyên gia bằng cách gửi bản dùng thử và phiếu khảo sát đến 30 giáo viên môn Hóa học tại các Trường THPT thuộc thành phố Đà Nẵng và ghi nhận các phản hồi bằng phiếu hỏi. Kết quả cho thấy:

* Trước khi sử dụng bộ tiện ích: các GV tạo ra hình vẽ thí nghiệm bằng nhiều cách khác nhau nhưng đa số là lấy ảnh trên Google về và trình chiếu trên Microsoft Powerpoint. Một số bộ phận GV đã vẽ trực tiếp trên phần mềm Microsoft Powerpoint, vẽ trực tiếp lên bảng, cho HS nhìn vào sách hoặc nhờ sự trợ giúp của các phần mềm khác. Mặc dù sử dụng CNTT để tạo ra những hình ảnh thí nghiệm đẹp và sáng tạo nhưng cũng mang đến rất nhiều khó khăn cho GV, đa số là do kỹ năng sử dụng CNTT chưa thành thạo và mất nhiều thời gian để tạo ra hình vẽ [2].

* Sau khi sử dụng bộ tiện ích:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên sau khi sử dụng bộ tiện ích

Tiêu chí đánh giá khi sử dụng bộ tiện ích Đánh giá mức độ đạt được Không tốt Bình thường Tốt Rất tốt Số người % Số người % Số người % Số người % Sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn đúng khoa học.

0 0 7 23,33 18 60 5 16,67

Dễ cài đặt, dễ sử dụng, tiện lợi trong quá trình trích xuất dữ liệu.

0 0 0 0 3 10 27 90

Có hiệu quả tốt trong quá trình chuẩn bị tư liệu dạy học.

0 0 3 10 7 23,33 20 66,67

Tạo được hứng thú học tập, thu hút sự tập

Hệ thống cơ sở dữ liệu đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. 0 0 7 23,33 20 66,67 3 10 Giao diện, hình ảnh đạt chất lượng thẩm mỹ. 0 0 8 26,67 12 40 10 33,33

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ đánh giá ở các tiêu chí của GV

- GV đánh giá cao tiện ích đảm bảo tiêu chuẩn đúng khoa học (60% tốt và 16,67% rất tốt).

- GV đánh giá rất tốt cho tiện ích về khía cạnh dễ cài đặt, dễ sử dụng, tiện lợi trong quá trình trích xuất dữ liệu (90%).

- GV đánh giá tiện ích có hiệu quả tốt trong quá trình chuẩn bị tư liệu dạy học (66.67% rất tốt và 23,33% tốt).

- GV đánh giá tốt về tiêu chí tiện ích tạo được hứng thú học tập, thu hút sự tập trung chú ý hơn của HS (43,33% rất tốt và 43,33% tốt).

- GV đánh giá hệ thống cơ sở dữ liệu đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng (66,67% tốt và 10% rất tốt).

- GV đánh giá giao diện, hình ảnh đạt chất lượng thẩm mỹ (40% tốt và 33,33% rất tốt).

Nhìn chung, đa số GV hài lòng (20%) và khá hài lòng (66,67%) với bộ tiện ích này. Một bộ phận nhỏ GV đánh giá còn nhiều bất cập. GV tham gia khảo sát cũng chỉ ra

một số điểm cần cải thiện hơn như là: nội dung cần phong phú hơn, cần sắp xếp khoa học hơn, mong nhóm nghiên cứu bổ sung thêm các bộ dụng cụ…

3.5.2. Đối với HS

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 80 HS tại hai trường là Trường Trung học phổ thông Hòa Vang (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) và Trường THPT Phan Châu Trinh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), trong năm học 2020 – 2021. Kết quả thực nghiệm được nghiên cứu dựa trên quan sát và kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi tại lớp thực nghiệm. Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi cho thấy

* Trước khi sử dụng bộ tiện ích: có rất ít HS được tiếp cận với thiết kế thí nghiệm trên máy và hầu như chỉ được tiếp xúc qua các thí nghiệm ảo và hình ảnh do thầy cô cung cấp trong quá trình học tập.

* Sau khi sử dụng bộ tiện ích:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của học sinh sau khi sử dụng bộ tiện ích

Tiêu chí đánh giá khi sử dụng bộ tiện ích Đánh giá mức độ đạt được Không tốt Bình thường Tốt Rất tốt Số người % Số người % Số người % Số người % Sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn đúng khoa học. 0 0 3 3,75 65 81,25 12 15 Dễ cài đặt, dễ sử dụng, tiện

lợi trong quá trình trích xuất dữ liệu.

0 0 10 12,5 20 25 50 62,5

Có hiệu quả tốt trong quá trình chuẩn bị tư liệu dạy

học. 0 0 15 18,75 45 56,25 20 25 Tạo được hứng thú học tập, thu hút sự tập trung chú ý hơn của HS. 0 0 12 15 40 50 28 35 Hệ thống cơ sở dữ liệu đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. 0 0 29 36,25 39 48,75 12 15 Giao diện, hình ảnh đạt chất lượng thẩm mỹ. 0 0 0 0 70 87,5 10 12,5

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ đánh giá ở các tiêu chí của HS

- HS đánh giá cao tiện ích đảm bảo tiêu chuẩn đúng khoa học (81,25% tốt và 15% rất tốt).

- HS đánh giá tốt cho tiện ích về khía cạnh dễ cài đặt, dễ sử dụng, tiện lợi trong quá trình trích xuất dữ liệu (62,5% rất tốt và 25% tốt).

- HS đánh giá tiện ích có hiệu quả trong quá trình chuẩn bị tư liệu dạy học (25% rất tốt, 56,25% tốt và 18,75% bình thường).

- HS đánh giá tốt về tiêu chí tiện ích tạo được hứng thú học tập, thu hút sự tập trung chú ý hơn của HS (35% rất tốt và 50% tốt).

- HS đánh giá hệ thống cơ sở dữ liệu đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng (48,75% tốt và 15% rất tốt).

- HS đánh giá tốt về giao diện, hình ảnh đạt chất lượng thẩm mỹ (87,5% tốt và 12,5% rất tốt).

Hình 3.4. Sơ đồ điều chế H2SO4 bằng sử dụng tiện ích CHEMISTRY tại lớp 10 trường THPT Hòa Vang

Nhìn chung, có 75% HS hài lòng với bộ tiện ích này, HS tham gia khảo sát cũng nêu ra một số mong muốn như là cần có thêm nhiều bộ dụng cụ hỗ trợ hơn.

Ngoài ra, tôi còn khảo sát đối với HS lớp 10 và lớp 12 và 100% HS đều khẳng định các em rất thuận lợi trong việc tra cứu một số thông tin hóa học của các nguyên tố thông qua nhóm tiện ích Chemistry Grade 10 và các sơ đồ tư duy ôn tập hóa học thông qua nhóm Chemistry Grade 12 của HS lớp 12 cũng như một số hình ảnh, tư liệu dạy học khác như các sơ đồ phổ, bảng tra cứu màu sắc thang pH...

Hình 3.5. Một số tư liệu dạy học trong nhóm Chemistry Grade 10 - 12

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu: 584 tệp dung cụ, hình ảnh, sơ đồ và mô hình thường xuất hiện trong nội dung dạy học của chương trình Hóa học trung học phổ thông. Kết quả nghiên cứu đã được sử dụng thử nghiệm ở Trường phổ thông và lấy ý kiến của 30 GV và 80 HS và được đánh giá tốt, có thể sử dụng trong dạy học Hóa học.

- Nắm bắt được các yếu tố tác động đến quá trình dạy học môn Hóa học nói chung và dạy học các nội dung liên quan đến thí nghiệm nói riêng;

- Rèn luyện kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Hóa hoc; - Làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu nội dung dạy học theo yêu cầu cần đạt cho chuyên đề 10.3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong chương trình phổ thông 2018.

2. Kiến nghị

- Tiếp tục nâng cấp chuyên sâu và mở rộng cơ sở dữ liệu đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh;

- Chuyển đổi định dạng tiện ích từ .docm; .potm sang kiểu định dạng ứng dụng cài đặt .exe để thuận tiện trong quá trình chuyển giao, tải về bộ tiện ích;

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo

[1] Bộ GD-ĐT, Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT), 2018.

[2] Cengiz TÜYSÜZ, “The Effect of the Virtual Laboratory on Students’ Achievement and Attitude in Chemistry”, International Online Journal of Educational Sciences, 2 (1), 2010, 37 - 53.

[3] Vũ Thị Thu Hoài, Vũ Thu Trang, “Sử dụng phần mềm “Chemist by thix” để xây dựng thí nghiệm hóa học ảo nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 470, 2020, tr 40 - 45.

[4] Lý Huy Hoàng, Cao Cự Giác, Lê Hải Đăng, Phát triển năng lực dạy học thực hành thí nghiệm cho sinh viên sư phạm hóa học, Viện Sư phạm Tự nhiên, Đại học Vinh, 2018.

[5] Đặng Thị Oanh, Phạm Hồng Bắc, Phạm Thị Bình, Phạm Thị Bích Đào, Đỗ Thị Quỳnh Mai, Dạy học phát triển năng lực môn Hóa học THPT, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2018.

[6] Softpedia, “Microsoft's Office Has over One Billion Users”, Softpedia, SoftNews, 2012.

[7] Voder Edu, Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Visual Basic, 2018. [8] https://docs.microsoft.com/en-us/office/vba/api/overview/

PHỤ LỤC 1. Phiếu khảo sát trước thực nghiệm đối với GV

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC

Lời mở đầu: Xin chào quý thầy/cô, chúng tôi là sinh viên khoa Hóa học, Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. Cảm ơn thầy/ cô đã dành thời gian trả lời một số câu hỏi liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Hóa học hiện nay của giáo viên. Ý kiến của thầy/cô rất quan trọng giúp chúng tôi nghiên cứu, đánh giá thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy môn Hóa học hiện nay, để tìm được nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục. Mọi thông tin và ý kiến của thầy/ cô sẽ được bảo mật, chỉ sử dụng để thống kê cho đề tài của chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn!

A. Thông tin cá nhân:

Họ và tên giáo viên (có thể bỏ trống): ... Giới tính: Nam/ Nữ

Nơi công tác: ... Liên lạc : ...

B. Nội dung trao đổi

Các thầy/cô vui lòng ghi câu trả lời hoặc đánh dấu x vào các ô thể hiện ý kiến lựa chọn

Câu 1: Thầy/Cô hãy cho biếtmức độ sử dụng các phương pháp dạy học sau đây trong quá trình dạy học?

Mức độ PPDH

Thường xuyên Đôi khi Không sử

dụng - Đàm thoại

- Thuyết trình - Dạy học hợp tác

- Giải quyết vấn đề - Phương pháp thực hành - Phương pháp trực quan

Câu 2: Thầy/ Cô cho học sinh trực tiếp làm thí nghiệm với tần suất như thế nào?

 Luôn luôn.  Thỉnh thoảng.  Hiếm khi.  Không cho làm.

Câu 3: Mức độ tiếp thu và hứng thú của học sinh khi được cho xem các thí nghiệm:

 hào hứng, vui vẻ.  tiếp thu bài nhanh.  chỉ hứng thú lúc đầu.

 không có hứng thú khi xem.

Câu 4: Theo Thầy/Cô, thí nghiệm hóa học có tác dụng giúp học sinh phát triển năng lực nào dưới đây?

 Năng lực tự chủ và tự học.  Năng lực giao tiếp và hợp tác.

 Năng lực gải quyết vấn để và sáng tạo.  Năng lực nhận thức hóa học.

 Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học.  Năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng đã học.

Câu 5: Nguyên nhân nào làm Thầy/Cô hạn chế cho các học sinh vào phòng thí nghiệm?

 Phòng thí nghiệm ở các trường THCS và THPT không đầy đủ các dụng cụ và hóa chất.

học.

 Học sinh thấy mới lạ, sẽ tìm tòi, di chuyển hóa chất trong phòng thí nghiệm gây nguy hiểm.

 Học sinh ồn, khó quản lí.

 Phòng thí nghiệm có nhiều hóa chất gây độc hại, nguy hiểm.

Câu 6: Thầy/Cô có thường xuyên sử dụng các hình ảnh để mô tả trong thí nghiệm trong dạy học hay không?

 Thường xuyên.  Thỉnh thoảng.  Hiếm khi.  Không sử dụng.

Câu 7: Thầy/Cô thường tạo ra các hình vẽ thí nghiệm bằng cách nào?

 Vẽ trực tiếp lên bảng.

 Cho học sinh nhìn vào sách.

 Vẽ trực tiếp trên phần mềm Microsoft Powerpoint.  Vẽ trực tiếp trên phần mềm Microsoft Word.

 Lấy ảnh trên Google về và trình chiếu trên Microsoft Powerpoint.  Từ các phần mềm hỗ trợ khác.

Câu 8: Theo Thầy/Cô, giáo viên sẽ gặp khó khăn gì khi vẽ quá trình thí nghiệm trên máy tính?

 Mất thời gian.

 Kỹ năng sử dụng CNTT chưa thành thạo.  Phải tìm kiếm hướng dẫn vẽ ở Google.  Không có phần mềm hỗ trợ vẽ thí nghiệm.

Câu 9: Thầy cô mong muốn được hỗ trợ thêm nội dung nào (trong lĩnh vực công nghệ thông tin) để phục vụ tốt hơn trong công việc giảng dạy môn Hóa học?

 Hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy.  Vẽ hình thí nghiệm.  Vẽ đồ thị.

 Mục khác………

Câu 10: Thầy/Cô có quan điểm như thế nào về việc xây dựng phầm mềm hỗ trợ thiết kế hình vẽ thí nghiệm phục vụ dạy học cho học sinh? ...

...

...

...

...

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy/cô! 2. Phiếu khảo về bộ tiện ích CHEMISTRY của học sinh PHIẾU KHẢO SÁT VỀ BỘ TIỆN ÍCH CHEMISTRY CỦA HỌC SINH Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn sự quan tâm và dùng thử bộ tiện ích CHEMISTRY của các bạn học sinh trong quá trình học tập môn Hóa học. Các nhận xét, ý kiến đóng góp tiếp theo đây của các em là nguồn đánh giá chất lượng và hiệu quả học tập đối với sản phẩm của chúng tôi. Nhóm nghiên cứu chúng tôi cam kết bảo mật thông tin liên lạc mà học sinh cung cấp và chỉ sử dụng khi cần điều tra, phỏng vấn sâu hơn về các ý kiến mà học sinh đã đánh giá. Xin chân thành cảm ơn! I. THÔNG TIN HỌC SINH Họ và tên (có thể bỏ trống): ...

Lớp: ... Trường: ...

Thông tin liên lạc (có thể bỏ trống): ...

II. CÁC Ý KIẾN PHẢN HỒI

Các em vui lòng ghi câu trả lời hoặc đánh dấu x vào các ô thể hiện ý kiến lựa chọn.

Câu 1: Trước khi sử dụng bộ tiện ích CHEMISTRY, em đã từng biết đến các phần mềm thiết kế thí nghiệm ảo khác?

 Không biết.  Đã biết.

 Chưa từng sử dụng.  Thỉnh thoảng. Thường xuyên. 

Luôn luôn.) Câu 2: Đối với việc sử dụng bộ tiện ích CHEMISTRY, các em nhận thấy Tiêu chí đánh giá khi sử dụng bộ tiện ích Đánh giá mức độ đạt được (%) Không tốt Bình thường Tốt Rất tốt Sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn đúng khoa học. Có hiệu quả tốt trong quá trình chuẩn bị tư liệu dạy học. Tạo được hứng thú học tập, thu hút sự tập trung chú ý hơn. Hệ thống cơ sở dữ liệu đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Giao diện, hình ảnh đạt chất lượng thẩm mỹ. Câu 3: Nhìn chung, mức độ của hài lòng của em về bộ tiện ích này là  không hài lòng.  còn nhiều bất cập.  bình thường.  khá hài lòng.  hoàn toàn hài lòng. Nếu em chưa đánh giá cao bộ tiện ích này, vui lòng chỉ ra những điểm thiếu sót hoặc các mong muốn bổ sung để nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện và mang đến một sản phẩm đạt hiệu quả chất lượng tốt nhất sau này. ...

...

...

...

Câu 4: Ý kiến đóng góp khác: ... ... ... ... ...

Cảm ơn các em đã quan tâm, sử dụng bộ tiện ích CHEMISTRY và hoàn thành phiếu khảo sát này. 3. Phiếu khảo sát phản hồi của giáo viên về bộ tiện ích CHEMISTRY PHIẾU KHẢO SÁT PHẢN HỒI CỦA GIÁO VIÊN VỀ BỘ TIỆN ÍCH CHEMISTRY Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn sự quan tâm và dùng thử bộ tiện ích

Một phần của tài liệu Thiết kế tiện ích hỗ trợ dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông tích hợp trong microsoft powerpoint (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)