III. Thực nghiệm sư phạm
4. Thiết kế giáo án có sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu
5.2. Sau khi áp dụng sơ đồ tư duy vào dạy học môn GDCD
Lớp đối chứng Sỹ số Số HS giỏi (Tỷ lệ %) Số HS Khá (Tỷ lệ %) Số HS TB (Tỷ lệ %) Số HS Yếu (Tỷ lệ %) Số HS kém (Tỷ lệ %) 12A4 38 8 (21,05) 16(42,10) 14 (36,84) 0 0 12A6 28 7 (25) 13 (46,42) 8 (28,57) 0 0
Lớp thực nghiệm Sỹ số Số HS giỏi (Tỷ lệ %) Số HS Khá (Tỷ lệ %) Số HS TB (Tỷ lệ %) Số HS Yếu (Tỷ lệ %) Số HS kém (Tỷ lệ %) 12A2 41 35 (85,37) 6 (14,63) 0 0 0 12A8 40 23 (57,50) 15 (37,50) 2 (5) 0 0 5.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm
- Sau thời gian áp dụng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học GDCD đặc biệt là đối với học sinh khối 12, tôi nhận thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học được kết hợp nhuần nhuyễn trong các tiết học sẽ làm cho học sinh thêm hứng thú, phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo, óc thẩm mỹ của các em.
- Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học GDCD đã khiến cho 100% các em phải động não, phải suy nghĩ và phải tự mình tập trung để lĩnh hội kiến thức. Mỗi em có cách tư duy, cách hiểu, cách lập luận, cách vẽ khác nhau. Khi quan sát các bạn trình bày, tự mình đóng góp ý kiến dưới sự tư vấn, hướng dẫn của giáo viên, các em có thể tự mình hoàn chỉnh một sơ đồ tư duy khoa học, lôgic, dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Điều quan trọng nhất là các em có thể tự ghi chép theo ý mình và ôn tập ở nhà để có thể nhớ lâu và khắc ghi kiến thức bài học.
- Trong năm học 2021-2022, chúng tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy vào hai tiết dự giờ đánh giá ở khối lớp 12. Kết quả được nhóm, tổ chuyên môn và các thầy cô giáo của cả hai trường đi dự đánh giá cao và hai giờ đó đều được xếp giờ dạy giỏi.
- Đây là đề tài chúng tôi giới hạn nghiên cứu ở khối lớp 12. Trên thực tế, ngoài khối 12, chúng tôi rất tích cực sử dụng và khai thác sơ đồ tư duy vào giảng dạy trên lớp đối với các lớp được giao giảng dạy ở khối 10, khối 11 và trong quá trình ôn thi học sinh giỏi, ôn thi TN THPT. Theo thông tin phản hồi cho thấy các em đều rất thích thú, nắm bài nhanh, hiệu quả làm bài rất tốt nhất là các bài thi trắc nghiệm. Giờ học GDCD trở nên sôi nổi, tất cả các em có tâm lí được làm việc, được chuẩn bị và tham gia xây dựng bài rất hăng say.
- Trong năm học 2020 - 2021, tôi có 2 học sinh tham gia kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, kết quả 2 em đều đạt giải. Trong năm học 2021-2022, kết hợp với sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi HSG cấp tỉnh, trường THPT Nghi Lộc 4 có 01 HS đạt giải nhì và 01 HS đạt giải 3.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, thực hiện được mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên trong quá trình giảng dạy. Thông qua sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy để dạy học các chủ đề GDCD 12, chúng tôi thấy được sự chuyển biến tích cực trong tư duy của cả người dạy và người học: “Chuyển mạnh từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học". Các em HS cảm thấy mình tự tin hơn, tự lập và tự chủ hơn trong lĩnh hội kiến thức, từ đó vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức mà thầy cô truyền đạt vào thực tiễn cuộc sống và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Từ việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học GDCD nói chung và trong dạy học môn GDCD lớp 12 nói riêng ở trường THPT 1-5, THPT Nghi Lộc 4, bản thân chúng tôi đúc rút một số kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, cần tích cực khai thác và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn GDCD để nâng cao tính tích cực, chủ động, khả năng sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức, từ đó nâng cao chất lượng của các giờ học GDCD.
Thứ hai, bản thân mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sự sáng tạo và cả nghệ thuật hội họa.
Thứ ba, khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học GDCD phải hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho học sinh, nhất là việc chuẩn bị kỹ bài ở nhà, giáo viên phải có sự kiểm tra, đánh giá, tuyên dương những nhóm, những em làm tốt, có sự sáng tạo; giúp đỡ các em học yếu, kém, động viên và chỉ dẫn các em để khuyến khích và phát huy niềm yêu thích bộ môn ở từng em.
Thứ tư, khi sử dụng sơ đồ tư duy vào từng nội dung, từng bài học một cách phù hợp, đảm bảo nguyên tắc vừa sức, tránh tình trạng ôm đồm, sử dụng một cách bừa bãi gây nhàm chán cho học sinh.
II. KIẾN NGHỊ
Về phía phụ huynh học sinh: Thường xuyên kiểm tra và đôn đốc việc học tập ở nhà của các em, tạo điều kiện để các em tích cực chuẩn bị, làm các bài tập và thực hiện các yêu cầu của giáo viên.
Về phía nhà trường: Hỗ trợ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo viên trong việc áp dụng phương pháp này vào trong thực tiễn dạy học.
Về phía Sở giáo dục và Đào tạo: Hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy học của giáo viênvà HS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên), Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 2010.
2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Dạy tốt, học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy, Nxb Giáo dục Việt Nam 2015.
3.Tony Buzan, Lập bản đồ tư duy, Nxb Lao động xã hội 2011. 4. Sách giáo khoa GDCD lớp 12, Nxb Giáo dục 2021.
5. Sách giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục 2010.
6. Phan Ngọc Liên - Nguyễn Xuân Trường, Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng- GDCD 12, Nxb Giáo dục 2010.
7. Sơ đồ tư duy - Tony Buzan, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 2007. 8. Phần mềm Mindmap.
9. Th.s Nguyễn Thị Thanh Xuân, Bản đồ tư duy - Phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Thời đại 2016.
10. http://www.sodotuduy.com/so-do-tu-duy/cha-de-tony-buzan-gioi-thieu-so- do-tu-duy.html.
11. Bí quyết giúp học sinh dùng sơ đồ tư duy GDCD - Báo giáo dục - hướng nghiệp 24h - Theo giáo dục và thời đại.