Phối hợp với Ban giám hiệu và các tổ chức khác trong nhà trường 1 Giáo viên chủ nhiệm với Ban giám hiệu nhà trường

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Tân Kỳ (Trang 27 - 28)

3.5.2.1. Giáo viên chủ nhiệm với Ban giám hiệu nhà trường

Hoạt động của GVCN các lớp luôn theo sự chỉ đạo của BGH nhà trường về mục tiêu, nội dung và kế hoạch công tác. Mối quan hệ tương tác giữa GVCN và BGH nhà trường được thể hiện qua các việc làm cụ thể sau:

GVCN nhận kế hoạch từ BGH và triển khai công tác cụ thể cho lớp chủ nhiệm: kế hoạch và nội dung hoạt động của GVCN được BGH thông báo trên bảng

tin hoặc qua các cuộc họp với GVCN theo định kỳ, hoặc thông qua các văn bản cụ thể để thống nhất công tác. Giáo viên chủ nhiệm các lớp tiếp nhận các nội dung, yêu cầu chỉ đạo và triển khai hoạt động theo kế hoạch. Giáo viên chủ nhiệm kịp thời phản ánh với Ban giám hiệu những thuận lợi, khó khăn hoặc những vấn đề bất cập trong nội dung, kế hoạch đó.

GVCN định kỳ thông báo hoặc báo cáo với BGH những khó khăn, vướng

mắc trong quá trình triển khai công tác và tổ chức hoạt động giáo dục ở lớp mình phụ trách, để theo dõi, giúp đỡ. Cụ thể, có thể mời Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó phụ

trách chuyên môn tham dự các giờ sinh hoạt tập thể hoặc hoạt động của lớp, qua đó vừa giúp cho BGH kiểm tra, đánh giá công tác GVCN cũng như hoạt động của lớp một cách khách quan, chính xác hơn, vừa có thể đề nghị BGH giúp đỡ để hoạt động giáo dục của lớp đạt hiệu quả tốt hơn.

Hàng năm, BGH tổ chức bồi dưỡng năng lực hoạt động sư phạm cho GVCN lớp dưới các hình thức như: nghe nói chuyện, hội thảo chuyên đề, tập huấn công tác nghiên cứu khoa học,…, đồng thời BGH cũng phải có kế hoạch kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm của các lớp và tổ chức rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo hoạt động của GVCN có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Tân Kỳ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)