II. NỘI DUNG
4. Đánh giá và kết quả triển khai áp dụng đề tài
4.1. Tổ chức thực nghiệm
4.1.1. Địa điểm và đối tượng thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại các lớp 12A3, 12A6, 12D2 trường THPT Diễn Châu 3, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
+ Lớp thực nghiệm: 12A3 sĩ số 43 học sinh, 12A6 sĩ số 36 học sinh (năm học 2020 – 2021 ).
+ Lớp đối chứng: 12D2 sĩ số 44 học sinh (năm học 2020 – 2021).
Tôi đã tìm hiểu rất kỹ và nhận thấy trình độ chung về môn toán tương ứng của các lớp 12A3 và 12D2 là tương đương nhau. Đối với 12A6 có học lực khá hơn. Trên cơ sở đó, tôi đã đề xuất được thực nghiệm tại lớp 12A3, 12A6 và lấy 12D2 làm lớp đối chứng.
4.1.2. Thời gian thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm được tiến hành từ ngày 15/09/2020 đến 10/04/2021.
Phần lớp số tiết này được giảng dạy cho học sinh trong các tiết luyện tập, tự chọn, ôn thi TNTHPT.
4.1.3. Công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện
+ Công tác chuẩn bị:
Điều tra thực trạng học tập của các lớp thực nghiệm. Soạn bài giảng dạy theo nội dung sáng kiến.
Bài kiểm tra thực nghiệm. + Tổ chức thực hiện:
* Ở lớp dạy thực nghiệm:
Dạy theo nội dung sáng kiến trong các giờ luyện tập, ôn thi TNTHPT. Quan sát hoạt động học tập của học sinh xem các em có phát huy được tính tích cực , tự giác và có phát triển được tư duy sáng tạo hay không.
Tiến hành bài kiếm tra (45 phút) sau khi thực nghiệm.
Cho các em giải các bài toán về tính đơn điệu, cực trị, tương giao, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm hợp trong các đề thi thử TNTHPT.
* Ở lớp đối chứng:
Giáo viên thực hiện quan sát hoạt động học tập của học sinh ở lớp đối chứng, được giáo viên giảng dạy các bài tập cùng nội dung trong sáng kiến nhưng không theo hướng đi của sáng kiến.
Tiến hành cùng một đề kiểm tra như lớp thực nghiệm.
4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Thực tế cho thấy, nhìn chung có khá nhiều em học sinh học tập bị động, máy móc, thiếu tính linh hoạt và sáng tạo, không có nhiều tìm tòi để tạo ra bài toán mới, học tập không thực sự tích cực.
Nhưng tôi vẫn thấy rằng, ở lớp thực nghiệm thì nhìn chung các em tích cực hoạt động, học tập sôi nổi và có sự linh hoạt hơn. Đa số các học sinh khá – giỏi môn Toán rất hứng thú trong buổi học chuyên đề do giáo viên thực hiện. Các em không chỉ nắm được cốt lõi cách giải các bài toán mà còn tự xây dựng được bài toán mới.
Các giờ học đã góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho các em học sinh lớp 12. Còn ở lớp đối chứng, hoạt động học tập còn khiên cưỡng, các em chủ yếu giải toán một các thụ động, hoặc chỉ giải được bài toán mà không khai thác được bài toán đó, ít có khả năng sáng tạo ra cái mới.
Nhiều em học sinh ở các lớp thực nghiệm đã giải được nhiều bài toán hàm hợp trong các kỳ thi TNTHPT, THPT quốc gia nhưng năm trước, kỳ thi thử TNTHPT và các đề thi chọn học sinh giỏi các tỉnh thành phố trên cả nước sau khi các em được giảng dạy theo nội dung của sáng kiến.
Tôi áp dụng đề tài này đối với học sinh lớp 12A3, 12A6 ở năm học 2020-2021 đã thu được kết quả bài kiểm tra như sau:
Lớp Sĩ số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 – 6 Điểm < 5
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
12A3 43 8 18,6 25 58,1 10 23,3 0 0
Căn cứ vào kết quả thực nghiệm, bước đầu có thể thấy hiệu quả của việc rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề hàm hợp và hàm liên kết mà tôi đã đề xuất thực hiện trong quá trình thực nghiệm.
Qua kỳ thi TN THPT vừa qua cho thấy nhiều em đạt điểm thi môn Toán trên 9,0 điểm, có một học sinh đạt 9,8 điểm . Đặc biệt có rất nhiều em giải được bài cực trị hàm hợp ở mức độ vận dụng cao trong đề thi TNTHPT năm 2021.