C. Trồng 400m2 đậu; 200m2 cà D Trồng 200m2 đậu; 600m2 cà.
A. 1112km B 1558km C 2003 km D 1800km.
Hướng dẫn giải Chọn B. Độ dài kinh tuyến đó là 6378.14. 1558
180
CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
Thực hiện trong phạm vi một số buổi luyện tập, chữa bài tập, những buổi học thêm và trong một số buổi ngoại khoá, thực hành. Giáo viên đưa ra một số ví dụ và yêu cầu học sinh giải bài toán bằng nhiều cách, sau đó yêu cầu học sinh so sánh và tìm ra điểm mấu chốt của các Hướng dẫn giải và hướng dẫn học sinh tự tìm tòi và phát hiện một số vấn đề xung quanh nó.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau nhiều năm giảng dạy chúng tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm và giới thiệu cho học sinh được một số kiến thức toán học được xây dựng trên nền tảng là các kiến thức thực tế. Qua đó tăng hứng thú cho các em trong việc tiếp thu các kiến thức toán học được cho là “khô khan”. Đồng thời trong quá trình giảng dạy bộ môn toán chúng tôi thường cho các em học sinh liên hệ các kiến thức toán học để giải quyết các bài toán liên quan đến các môn học khác như: Vật Lý, Sinh Học, Hoá Học, ....
Một số hình ảnh học sinh hứng thú trong tiết ôn tập môn toán
Ngoài việc tạo hứng thú học tập bộ môn toán, đề tài này còn giúp cho các em học sinh có một lượng kiến thức nhất định, để áp dụng giải các bài toán từ thực tiễn, đặc biệt là giúp các em đưa kiến thức toán 10 vào giải quyết các bài toán thực tiễn đời sống.
Và kết quả thu được có thể nói rất khả quan. Đa số các em rất hứng thú với việc tìm hiểu bản chất toán học từ thực tiễn và ngược lại có rất nhiều vấn đề trong thực tiễn nếu biết cách vận dụng toán học sẽ giải quyết được một cách dễ
dàng. Các em học sinh tự tin hơn với kiến thức đã được học trong bộ môn toán của mình để áp dụng giải các bài toán thực tế và thực tế cho thấy rất nhiều em học xong chương trình THPT không tiếp tục học Đại học và lựa chọn con đường lập nghiệp và đã rất thành công với sự lựa chọn của mình.
Ngoài ra đề tài đã được các thầy cô trong nhóm Toán của trường THPT Nam Đàn 2 giảng dạy tại một số tiết thực hành và tiết ôn thi học sinh giỏi. Kết quả là mang lại hứng thú học tập cho học sinh và đã giúp học sinh tìm ra được mối liên hệ giữa toán học và các môn học liên quan cũng như ứng dụng của toán học vào thực tế.
PHẦN IV: KẾT LUẬN 1. Kết quả sau khi thực hiện đề tài. 1. Kết quả sau khi thực hiện đề tài.
Qua việc dạy học giải các bài toán thực tế chúng tôi thấy học sinh thường bị nhiễu trước nhiều thông tin trong đề ra. Để khắc phục khó khăn đó chúng tôi đã hướng dẫn các em nắm bắt những giữ kiện chính của bài toán và lập ra phương hướng giải. Kết quả là giờ học hấp dẫn, nhẹ nhàng, lôi cuốn được sự chú ý của học sinh. Chất lượng bài giảng được nâng lên rõ rệt : học sinh dễ tiếp thu và nhớ bài lâu hơn. Các em phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập .Từ đó phát triển năng lực chú ý, sự quan sát và đặc biệt ứng dụng kiến dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống xung quanh các em.