PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác Đoàn và phong trào
3.2 Đổi mới và lựa chọn hình thức thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh
3.2.3 Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ Đoàn cốt cán vững mạnh cả về tư tưởng,
tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động.
Ở trường THPT cán bộ Đoàn được được thừa nhận là Bí thư, phó bí thư, các đồng chí ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường và các chi đoàn Cán bộ giáo viên, chi đoàn học sinh. Đội ngũ cán bộ Đoàn trong trường nội trú là lực lượng nòng cốt, trực tiếp chỉ đạo và tổ chức mọi hoạt động của các chi đoàn, thay mặt cho các chi đoàn giải quyết các công việc nội bộ và các mối quan hệ giữa chi đoàn này với chi đoàn khác, tạo sự gắn kết giữa các đoàn viên, thanh niên trong chi đoàn. Chính vì vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn trong trường DTNT Nghệ An là một trong những khâu quan trọng nhằm duy trì sự phát triển của đoàn trường, quyết định sự vững mạnh, thành công của Đoàn trường nội trú Tỉnh
Những năm qua, đội ngũ cán bộ Đoàn trường DTNT Nghệ An (bao gồm cả Giáo viên và học sinh) luôn được củng cố và kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo về độ tuổi, trình độ chuyên môn, tâm huyết với công tác đoàn. Cán bộ Đoàn luôn ý thức và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao .
BCH Đoàn trường nhiệm kỳ 2019-2020
Với cán bộ đoàn là học sinh: Đoàn trường đã hướng dẫn và bồi dưỡng cho cho
các em một số kỹ năng, nghiệp vụ như: Giáo dục đạo đức, văn hóa, lòng yêu nước và
tự hào dân tộc cho đội ngũ cán bộ Đoàn. Phải có ý thức trong việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất. Chấp hành chủ trương, đường lối của Nhà trường, nội quy của Đoàn trường. Tham gia đầy đủ, nghiêm túc việc học tập , đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, để mỗi cán bộ Đoàn thực sự là một cánh tay đắc lực của đoàn trường.
Với cán bộ đoàn là giáo viên: Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về công tác Đoàn. Trong giai đoạn hiện nay, quá trình toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu thì cần phải xác định học tập là suốt đời. Học ở khắp mọi nơi: học ở trường, lớp; học ở đồng nghiệp, ở cơ quan, ở ngoài xã hội, cộng đồng… Phương pháp học tập cũng phải thật đa dạng. Một thuận lợi lớn đối với đội ngũ cán bộ Đoàn là tuổi đời còn khá trẻ, khả năng nắm bắt thông tin rất nhanh nhạy. Chính vì vậy, cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn để nắm bắt cơ hội, giải quyết hiệu quả công việc. Đặc biệt, thế giới đang bước vào một thời đại mới, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì mỗi một cán bộ Đoàn phải chú ý tới việc tiếp cận, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ để luôn làm chủ công nghệ. Muốn vậy, đội ngũ cán bộ Đoàn phải ra sức học tập, rèn luyện; tranh thủ sự ủng hộ, quan tâm của cấp lãnh đạo. Đồng thời, các tổ chức cơ sở Đoàn cần tổ chức nhiều lớp học, thay đổi nội dung, chương trình cho phù hợp, tạo ra một sân chơi lành mạnh để trao đổi kinh nghiệm, kết nối tri thức…
Đối với hoạt động Đoàn, sự thành công của mỗi chi đoàn được đánh giá rất nhiều ở tính sáng tạo. Muốn được như vậy, bản thân người cán bộ Đoàn phải thực sự có trình độ. Đồng thời, phải am hiểu nhiều lĩnh vực, tậm tâm, tận lực với công việc. Một khi sự đam mê lớn, sự nhiệt huyết cao sẽ quyết định tới hiệu quả, chất lượng của hoạt động, phong trào. Trong công tác Đoàn đòi hỏi sức mạnh từ tập thể,
do đó, đội ngũ cán bộ Đoàn phải tập hợp được lực lượng đoàn viên, thanh niên,
phát huy tinh thần đồng đội, tính chủ động, khả năng sáng tạo của mỗi người. Đặc
biệt, nhận được sự quan tâm sâu sắc, động viên của Ban giám hiệu nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ các chi Đoàn thể hiện năng lực, tâm huyết, tính sáng tạo, Đoàn trường đã mạnh dạn phát động, tổ chức nhiều chương trình, hoạt động, phong trào ý nghĩa. Có thể kể tới những hoạt động về nguồn, “uống nước, nhớ nguồn”, chương trình thiện nguyện được nhiều đoàn viên, thanh
niên trong trường quan tâm và hưởng ứng. Đó cũng chính là thành công của sức
mạnh tập hợp đoàn viên, sự sáng tạo, chủ động trong công tác điều hành của Đoàn trường nội trú.