PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN III KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sử dụng thiết bị dạy học là một việc làm cần thiết nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Trong thời đại ngày nay, thời đại mà công nghệ thông tin đang ngày càng chiếm ưu thế thì việc sử dụng các thiết bị dạy học ngày càng phải phát huy hết lợi ích của nó nhằm thúc đẩy quá trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu.
Qua nhiều năm làm công tác quản lý thiết bị, tôi nhận thấy rằng thiết bị dạy học là trang thiết bị không thể thiếu trong nhà trường. Nếu bổ sung thiết bị đầy đủ thường xuyên và hoạt động có nghiệp vụ sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Nâng cao ý thức sử dụng thiết bị cho giáo viên bộ môn, sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên phụ trách thiết bị với ban giám hiệu và giữa giáo viên phụ trách thiết bị với giáo viên bộ môn.
Tham gia đầy đủ các hội nghị, các lớp tập huấn được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, lắng nghe báo cáo nắm được những ưu điểm, những mặt còn hạn chế của các đơn vị bạn. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho hoạt động thiết bị của đơn vị mình.
Hằng năm nhà trường phát động giáo viên, học sinh làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho kho thiết bị quốc phòng được đầy đủ, đa dạng phong phú hơn. Lưu trữ tốt các hồ sơ thiết bị qua mỗi năm. Phụ trách thiết bị phải có tinh thần, trách nhiệm, có hiểu biết về chuyên môn và thực hành thành thạo sử dụng các loại trang thiết bị vũ khí của bộ môn Giáo dục quốc phòng – an ninh.
Ngoài những nhiệm vụ bảo quản, quản lý giáo viên mượn và trả trang thiết bị dạy học. Một yếu tố khác góp phần để giáo viên mượn thiết bị và dạy thực hành ngày càng nhiều là cán bộ giáo viên quản lý thiết bị phải biết sử dụng tất cả các thiết bị và nhận thức được nhu cầu sử dụng của từng người. Có như thế, phong trào mượn thiết bị dạy học mới được duy trì thường xuyên và phát triển liên tục. Làm tốt điều này thì cơ sở vật chất thiết bị của trường sẽ tránh được sự lãng phí, đắp chiếu. Qua đây giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm cho mọi người về giữ gìn, bảo quản vũ khí trang thiết bị quân sự thật tốt trong quá trình học tập và chiến đấu sau này.
Vì vậy với đề tài này có khả năng áp dụng nhiều năm thực tế trong trường THPT. Hiệu quả của việc đổi mới những giải pháp quản lý cũng như sử dụng thiết bị ở trường THPT Hà Huy Tập năm học này đạt kết quả cao hơn so với những năm trước và việc sử dụng thiết bị của giáo viên ngày càng nâng cao hơn. Phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, có tổ chức sắp xếp và kế hoạch ngay từ đầu năm học. Sáng kiến này đã được áp dụng có hiệu quả tại trường THPT Hà Huy Tập năm học 2018 – 2019, tiếp tục áp dụng cho năm học 2019 – 2020, 2020 – 2021,
2021-2022 và có khả năng áp dụng cho các năm học tiếp theo vào các trường phổ thông cùng cấp có hiệu quả.
2. Kiến nghị
* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Quan tâm, chỉ đạo kịp thời cho các nhà trường THPT về công tác Giáo dục quốc phòng an ninh hàng năm.
- Tăng cường mở các lớp tập huấn về công tác Giáo dục quốc phòng an ninh cho giáo viên tham gia trao đổi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- Phối hợp, đề xuất với các đơn vị quân sự như Bộ tư lệnh quân khu 4, Ban chỉ huy quân sự Tỉnh, Thành phố để cung cấp các loại vũ khí, trang thiết bị phục vụ dạy học môn Giáo dục quốc phòng cho các trường THPT trên địa bàn Tỉnh hiện nay.
* Đối với nhà trường:
- Quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên được thường xuyên được học hỏi kinh nghiệm, giao lưu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Hằng năm nhà trường cần có kế hoạch chiến lược ưu tiên về mua sắm, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, vũ khí trang thiết bị cho nhóm Quốc phòng để nâng cao hoạt động dạy và học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh.
- Bảo đảm chế độ phù hợp cho đội ngũ giáo viên Giáo dục quốc phòng – an ninh.
* Đối với giáo viên bộ môn Quốc phòng:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong quản lý và sử dụng thiết bị dạy học. Hàng năm mỗi cá nhân phải có kế hoạch cụ thể về công tác giảng dạy của mình.
- Tăng cường sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do sở, nhà trường tổ chức.
- Giáo viên trong nhóm bộ môn cũng cần thường xuyên trao đổi thông tin với nhau về chất lượng và tình hình sử dụng các đồ dùng thiết bị để cùng phối hợp phổ biến kinh nghiệm sử dụng đồ dùng thiết bị mà mình đã từng sử dụng cho đồng nghiệp.
Trên đây là một số biện pháp của cá nhân qua nghiên cứu và trực tiếp quản lý vật chất thiết bị của môn Giáo dục quốc phòng an ninh tại nơi công tác. Tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý, thúc đẩy giáo viên bộ môn sử dụng càng nhiều các thiết bị, đồ dùng dạy học. Trước hết người làm công tác quản lý thiết bị phải thật sự nhiệt tình, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở giáo viên thực hiện quy định đã đề ra. Sẵn sàng giúp đỡ các giáo viên sắp xếp, chuẩn bị đồ dùng vũ khí trang thiết bị chu đáo trước khi lên lớp và đảm bảo các giờ thực hành có đủ vũ khí trang bị để học tập đạt hiệu quả thiết thực, đảm bảo an toàn nhất. Bên cạnh đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên trong bảo quản và sử dụng thiết bị
dạy học cũng là việc làm rất quan trọng, không thể thiếu được góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng an ninh.
Qua các năm áp dụng thực hiện đề tài trên, bản thân tôi nhận thấy công tác bảo quản, quản lý thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học của giáo viên là một việc làm rất quan trọng trong công tác thiết bị hiện nay. Đó là một trong những khâu nghiệp vụ chính của người phụ trách thiết bị. Phục vụ giáo viên mượn và sử dụng thiết bị dạy học tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh. Với vốn kinh nghiệm còn nhiều hạn chế của bản thân, trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Bản thân tôi rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ của quý cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp đóng góp những ý kiến hay, những giải pháp tốt để bản thân tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác quản lý đồ dùng, thiết bị dạy học ngày càng đạt hiệu quả cao hơn nữa để góp phần đẩy mạnh nâng cao chất lượng giảng dạy môn học.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Thực hiện công văn số 4450/BGDĐT-GDQPAN ngày 04/10/2021 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) năm học 2021-2022
2. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; triển khai thực hiện Luật GDQPAN năm 2013.Quyết định số 1911/QĐ-TTg ngày 18/10/2013 của Thủ tướng chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật GDQPAN
3. Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 03/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch Covid 19.
4. Kiểm tra, rà soát số lượng, chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, cùng với bảo đảm của trên các trường cần quan tâm bố trí kinh phí mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học môn GDQPAN theo lộ trình hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học theo đúng Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/1/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
5. Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thực hiện theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông Tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Công văn số 2610/SGD&ĐT Nghệ An – GDTrH : V/v Hướng dẫn quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.
7. Công văn số 219/SGD&ĐT Nghệ An – GDTrH : Hướng dẫn sử dụng, bảo quản và quản lý sử dụng súng tiểu liên AK hoán cải năm 2018.
8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đảm bảo hiệu quả chất lượng chuyên môn, chế độ cho đội ngũ giáo viên GDQPAN.