3.1. Kết luận
Qua những năm bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi nhận thấy rằng: Người giáo viên cần không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ, đúc rút kinh nghiệm, thường xuyên xây dựng, bổ sung chương trình và sáng tạo trong giảng dạy.
Giáo viên có thể xây dựng nên những bài khó đòi hỏi sự kết hợp các kỹ thuật này với những phương pháp tối ưu thuật toán khác để học sinh thấy được hiệu quả của việc áp dụng những kỹ thuật này, cần cho học sinh so sánh giữa các phương pháp, kỹ thuật khác nhau để học sinh hiểu rõ vấn đề, nhận thức tầm quan trọng của tối ưu thuật toán, đó mới là cách dạy hay để có học sinh giỏi.
Các kỹ thuật được trình bày trong sáng kiến mới chỉ là các kỹ thuật mở đầu trong việc xây dựng các cấu trúc dữ liệu thích hợp phục vụ các bài toán khác nhau.
Từ những kỹ thuật cơ bản này, sẽ tạo tiền đề giúp các em phát triển hơn nữa, tiếp cận cao hơn nữa với những kỹ thuật cao cấp hơn, phức tạp hơn, tối ưu nhất có thể. Chẳng hạn nếu như tập hợp các biến nhớ liên tục thay đổi và không duy trì được như một mảng được sắp xếp hoặc như một hàng đợi kép thì lúc đó những cấu trúc phức tạp hơn như đống (heap), cây tìm kiếm nhị phân (BST) hoặc mảng băm (hash) sẽ được sử dụng.
sinh tiếp cận với ngôn ngữ mới và chứng minh được việc lựa chọn NNLT cũng là một yếu tố khá quan trọng khi viết chương trình.
Đề tài này đã được áp dụng giảng dạy cho đội tuyển học sinh giỏi ở trường chúng tôi. Đồng thời chúng tôi đã trao đổi, chia sẽ với một số giáo viên cốt cán chuyên bồi dưỡng HSG của một số trường THPT của tỉnh Nghệ An và đạt được kết quả tốt. Chúng tôi nhận thấy học sinh hứng thú, tích cực hơn trong việc học lập trình và kết quả rất khả quan trong các kỳ thi HSG môn tin học. Bên cạnh đó, việc chúng tôi giới thiệu NNLT mới giúp học sinh đam mê, tìm tòi và tự học thêm NNLT mới phục vụ cho việc học trong tương lai.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của các đồ ng nghiê ̣p để đề tài được hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
Các trường học cần chú trọng quan tâm đến công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên để các giáo viên tích cực tự giác đầu tư, nâng cao tay nghề và chủ động tìm tòi kiến thức. Đồng thời, chú trọng trang bị về cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Bản thân mỗi giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi phải luôn tâm huyết, có trách nhiệm, tận tâm tận lực trước mỗi bài giảng nhằm đem lại những giờ học bổ ích cho các em học sinh.
Mỗi học sinh tham gia đội tuyển trước hết phải có niềm say mê, yêu thích môn học, sự say mê sẽ giúp các em chịu khó, chủ động trong học tập, phát huy được tư duy, tính sáng tạo, sẵn sàng tiếp cận cái mới.
Trên đây chỉ là những kiến nghị mang tính chủ quan của chúng tôi, nhưng cũng rất mong được các cấp có thẩm quyền xem xét và sự góp ý của các đồng nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sách giáo khoa Tin học 11, NXB Giáo dục.
[2] Giáo trình Giải thuật, Th.s. Nguyễn Văn Linh, Đại học Cần Thơ (2003).
[3] Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Trần Hạnh Nhi, Dương Anh Đức, NXB Đại học quốc gia TPHCM.
[4] Tài liệu chuyên tin quyển 1, Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), Đỗ Đức Đông, Lê Minh Hoàng, Nguyễn Thanh Hùng, NXB Giáo Dục Việt Nam
[5] Web site http://www.Viblo.asia
[6] Web site http://www.stdio.vn
PHỤ LỤC
Đánh giá các kỹ thuật