1. Kết luận
Sáng kiến kinh nghiệm đã thu được một số kết quả sau:
- Làm rõ được vai trò quan trọng của việc rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Tin học vào một số hoạt động thực tiễn;
- Giới thiệu cho học sinh biết thêm một ngôn ngữ lập trình bậc cao mới, có tính sáng tạo, trong sáng, dễ viết và đặc biệt ngôn ngữ này được ứng dụng rộng rãi trên Thế giới đó là Python;
- Hệ thống được kiến thức Python cơ bản của một số cấu trúc, câu lệnh thường gặp khi thực hiện các vấn đề về lập trình;
- Xây dựng được một hệ thống các bài tập có nội dung thực tiễn, nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy Tin học lập trình;
- Đã bước đầu kiểm nghiệm bằng thực nghiệm sư phạm nhằm minh họa cho tính khả thi và tính hiệu quả của việc xây dựng và đưa vào giảng dạy các bài toán có nội dung thực tiễn.
2. Kiến nghị
Đề tài này, tôi sử dụng ngôn ngữ Python để giới thiệu và giải quyết một số vấn đề đặt ra, tuy là ngôn ngữ không mới nhưng cũng không phải quen thuộc
với học sinh. Một phần tôi muốn tạo không khí vui tươi, kích thích tính tự học và sáng tạo của học sinh thông qua một số bài tập có nội dung thực tiễn, một phần tôi cũng muốn giới thiệu cho học sinh biết đến một ngôn ngữ lập trình khác có tính ứng dụng cao trên Thế giới. Qua đó học sinh có sự so sánh để thấy được những ưu việt của Python và những hạn chế của ngôn ngữ hiện tại đang được sử dụng để học tập, từ đó học sinh có thể lựa chọn một ngôn ngữ thuận tiện hơn, biết đâu đó nó lại là hành trang cho công việc của các em sau này. Tuy nhiên, để đề tài phát huy được giá trị tôi xin có một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với giáo viên
- Thường xuyên cập nhật và tiếp cận những vấn đề mới; đặc biệt là các thông tư, công văn, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và chương trình GDPT 2018.
- Tích cực, chủ động trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt tổ hay các giờ thao giảng.
- Luôn phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao sự hiểu biết và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân đồng thời bổ sung kiến thức cho sáng kiến có thêm chiều sâu.
- Sẵn sàng ghi nhận và tiếp thu ý kiến góp ý của đồng nghiệp, người đọc để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
2.2. Đối với tổ, nhóm chuyên môn
- Đổi mới cách sinh hoạt chuyên môn, chú trọng việc dạy học theo chủ đề nghiên cứu bài học; Nắm bắt tình hình đội ngũ, đặc điểm học sinh và cơ sở vật chất của trường để xây dụng kế hoạch giáo dục cũng như thiết kế bài dạy cho phù hợp.
- Xây dựng được chương trình lồng ghép để đưa ngôn ngữ lập trình Python vào trong các tiết dạy.
- Phối hợp với các tổ, nhóm chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục cho phù hợp với kế hoạch chung của nhà trường.
2.3. Đối với Ban giám hiệu nhà trường
- Tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ giáo viên Tin học nhà trường có điều kiện để trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm chuyên môn.
- Bổ sung trang thêm cơ sở vật chất theo danh mục tối thiểu tại thông tư số: 39/2021/TT – BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bổ sung thời lượng tiết tự chọn cho Tin học để có thời gian cho việc dạy học với ngôn ngữ mới ngoài sách giáo khoa như Python.
- Tăng cường tài liệu để giáo viên nghiên cứu phục vụ cho quá trình dạy học.
2.4. Đối với các cấp quản lý giáo dục
- Phổ biến kịp thời về những đổi mới trong giáo dục nói chung và Tin học nói riêng.
- Chỉ đạo kịp thời các nhà trường nâng các hệ thống phần mềm, phần cứng được đồng bộ, các phòng thực hành Tin học đủ tiêu chuẩn theo quy định của môn học.
Đề tài này được nghiên cứu một cách nghiêm túc, cẩn thận. Trong quá trình giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp và tiếp cận với học sinh tôi đã có ý tưởng và tiến hành thực hiện đề tài. Bản thân tôi cũng đã cố gắng tìm tòi, tham khảo tài liệu từ sách vở, Internet, từ đồng nghiệp, từ các thầy cô giáo và thay đổi phương pháp giảng dạy. Qua thực nghiệm đã thu lại những kết quả tích cực, thể hiện sự phù hợp của đề tài đối với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Đề tài tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đóng góp thiết thực cho quá trình dạy học bộ môn Tin học ở trường phổ thông. Tạo điều kiện giúp học sinh có phương pháp tự học tốt, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức, sẵn sàng cho việc thực hiện chương trình GDPT 2018 có hiệu quả. Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng tôi vẫn cảm thấy rằng đề tài chưa giải quyết hết mọi băn khoăn, trăn trở. Để đề tài ngày càng hoàn thiện và vận dụng dạy học có hiệu quả hơn, rất mong được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của các quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. SGK Tin học 11 – Hồ Sĩ Đàm (Chủ biên) – Hồ Cẩm Hà – Trần Đỗ Hùng – Nguyễn Đức Nghĩa – Nguyễn Thanh Tùng – Ngô Ánh Tuyết (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
[2]. Sách bài tập Tin học 11 – Hồ Sĩ Đàm – Nguyễn Thanh Tùng (Nhà xuất bản giáo dục)
[3]. Bài tập thực hành Pascal – Nguyễn Quang Vịnh (Nhà xuất bản giáo dục) [4]. Sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp
[5]. Nguồn tài thông tin Internet