Biện pháp của Việt Nam

Một phần của tài liệu khủng hoảng KT 2008-2009 pps (Trang 29 - 32)

4. Biện pháp điều chỉnh của một số nước sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-

4.2 Biện pháp của Việt Nam

Nhìn chung cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong giai đoạn 2008 – 2009 đã tác động đến kinh tế Việt Nam, thể hiện rõ nhất qua tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 ở mức cao nhất từ trước đến nay 8,5% nhưng đến năm 2008 kinh tế Việt Nam bắt đầu lâm vào khủng hoảng tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống còn 6,23%, năm 2009 là 5,3%. Trong đó, hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng mạnh nhất, đây là hoạt động đóng góp khoảng 60% vào tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Trong năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 56,5 tỷ USD giảm 9,9% so với năm 2008. Mặc dù đến cuối năm 2009 nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã cơ bản thoát khỏi khủng hoảng nhưng vẫn chưa khắc phục được hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng này để lại. Vì vậy, trong giai đoạn tới nước ta cần thực hiện các giải pháp nhằm ổn định và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế.

Trước tình hình khủng hoảng tài chính thế giới và những tác động dự kiến đến đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, chúng ta cần có những đối sách thích hợp để thực hiện những mục tiêu về kinh tế - xã hội đã đề ra trong những năm tới.

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp chống lạm phát, ổn định kinh tế

vĩ mô, chủ động ngăn ngừa suy giảm, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; sử dụng các công cụ được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường như tỷ giá, lãi suất, hạn mức tín dụng; tăng cường giám sát của Chính phủ đối với hệ thống tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán.

Thứ hai, tiếp tục các chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ và đầu tư khu

vực công, nhằm tránh thâm hụt ngân sách và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư phát triển, không để xảy ra tình trạng ứ đọng vốn.

Thứ ba, theo dõi chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của các

nước chịu ảnh hưởng nặng của khủng hoảng tài chính để có các biện pháp hỗ trợ cần thiết; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư để thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thứ tư, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện đẩy mạnh

nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, giãn tiến độ thu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu; đẩy mạnh việc cho vay các dự án có hiệu quả nhằm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý và giải quyết các vấn đề xã hội.

Thứ năm, đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, giảm cơ cấu xuất khẩu vào các

thị trường chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính; tăng cường phát triển thị trường nội địa, thay thế hàng nhập khẩu; áp dụng các biện pháp kích thích xuất khẩu và giảm bớt nhập siêu; thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt hỗ trợ xuất khẩu và tăng mức tín dụng ưu đãi cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Thứ sáu, tăng cường công tác thông tin, cảnh báo kinh tế và quan hệ công

chúng; bám sát, thường xuyên cập nhật thông tin trong và ngoài nước để có đánh giá đúng tình hình, tác động và đưa ra những chính sách ứng phó kịp thời và thích hợp nhất.

Một phần của tài liệu khủng hoảng KT 2008-2009 pps (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w