Sau khi khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh. Chúng tôi đã áp dụng thực hiện các giải pháp đó tại nhà trường năm học 2019-2020, 2020 - 2021 bằng bộ công cụ google
https://forms.gle/YgJ25nAftHNbaBio6 và thu được các kết quả cụ thể như sau:
- Mức độ quan tâm của giáo viên đến vấn đề giáo dục hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh:
Mức độ Thường xuyên Rất ít
Nội dung
2019-2020 2020-2021 2019-2020 2020-2021
Quan tâm đến Hướng
nghiệp, phân luồng 61% 73% 29% 15% Giáo dục hướng nghiệp 51% 65% 41% 18%
Bảng 3. Mức độ quan tâm của giáo viên đến vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
Có thể thấy nhận thức của giáo viên đã thay đổi khá rõ rệt khi nhà trường thực hiện đồng bộ các giải pháp. Sự quan tâm đến hướng nghiệp nghề của giáo viên đã có những thay đổi tích cực từ nhận thức đến hành động.
- Nhận thức của học sinh về hoạt động hướng nghiệp, phân luồng
Mức độ quan tâm
Lớp
Rất quan tâm Quan tâm Chưa quan tâm
Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Lớp 10 17% 20% 40% 57% 38% 22% Lớp 11 22% 26% 48% 59% 31% 19% Lớp 12 27% 23% 59% 68% 5% 3%
Bảng 4. Mức độ quan tâm của học sinh đến vấn đề lựa chọn nghề nghiệp
Qua bảng này ta có thể thấy nhận thức của HS về vấn đề hướng nghiệp đã có sự thay đổi rõ rệt bởi trong năm học 2020- 2021, BGH nhà trường đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đặc biệt là tăng cường công tác chỉ đạo của BGH, công tác tư vấn trực tiếp nghề nghiệp cho HS, công việc này không chỉ áp dụng cho HS khối 12 mà cho HS cả trường trong đó ưu tiên cho HS khối 12. BGH phân công cụ thể từng thành viên của ban cũng như giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, nhóm chun mơn phụ trách hướng nghiệp cho HS.
Mức độ
hiểu biết
Lớp
Biết rất rõ Khơng rõ lắm Khơng biết gì cả Năm học 2019-2020 Năm học 2020- 2021 Năm học 2019- 2020 Năm học 2020- 2021 Năm học 2019- 2020 Năm học 2020- 2021 Lớp 10 21% 42% 42% 47% 37 % 11% Lớp 11 32% 49% 57% 43% 11% 8%
Lớp 12 40% 66% 47% 36% 13% 6%
Bảng 5. Hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp lựa chọn - Kết quả khảo sát nguồn thơng tin học sinh có được về ngành học
Những thông tin về nghề nghiệp trước đây HS rất ít cơ hội để nhận được từ phía các thầy cơ giáo vì nhiều lí do, lí do cơ bản nhất là nhà trường chưa xây dựng các giải pháp cụ thể, chi tiết. Từ năm học 2019-2020, BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch chi tiết cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp nghề cho HS. Điều đó được minh chứng qua kết quả sau:
Lớp Nguồn thông tin Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Năm học 2019- 2020 Năm học 2020- 2021 Năm học 2019- 2020 Năm học 2020- 2021 Năm học 2019- 2020 Năm học 2020- 2021 Qua các phương
tiện truyền thông như tivi, sách, báo, internet 25% 21% 26% 17% 30% 15% Qua cha mẹ, người thân 29% 33% 33% 32% 22% 25% Qua bạn bè 37% 30% 26% 24% 31% 26% Qua các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường, lớp 9% 21% 16% 29% 17% 38% Khơng biết gì cả 0% 0% 0% 0% 0% 0%
Bảng 6. Nguồn thơng tin học sinh có được về ngành học
Lớp Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Năm học 2019- 2020 Năm học 2020- 2021 Năm học 2019- 2020 Năm học 2020- 2021 Năm học 2019- 2020 Năm học 2020- 2021 Ban giám hiệu 16% 21% 16% 25% 16% 30% Giáo viên chủ nhiệm 18% 20% 18% 20% 21% 28%
Tổ chức đoàn 9% 13% 13% 13% 14% 17% Giáo viên bộ môn 12% 15% 12% 17% 18% 20% Đối tượng khác 48% 34% 41% 29% 31% 15%
Bảng7. Đối tượng giúp học sinh chọn nghề có hiệu quả
5.1.. Một số kết quả nỗi bật đáng chú ý.
- 100 % học sinh được tiếp cận phân luồng, hướng nghiệp. Tỷ lệ học sinh có nguyện vọng đi học nghề, du học, xuất khẩu lao động tăng lên; nguyện vọng thi Đại học, xuất khẩu lao động chui giảm xuống đáng kể.
- Việc quan tâm đến nghề nghiệp cho cuộc sống sau này được học sinh nghĩ đến ngay từ lớp 10 (trước đây đến học kỳ 2 của lớp 12 các em mới suy nghĩ tới vấn đề nghề nghiệp).
- Thay đổi được tâm lý, nhận thức của phụ huynh và học sinh về truyền thống chuộng “Đại học” bấy lâu nay của cộng đồng, dòng họ. Phụ huynh và học sinh đã thực tế hơn khi xác định nghề cho tương lai, kể cả một số em học sinh khá giỏi cũng đã xác định đi học nghề thay vì học lên Đại học. Phụ huynh đã biết, hiểu và cùng đồng hành với nhà trường trong công tác phân luồng, hướng nghiệp.
- Nhà trường đã ký kết chương trình phối hợp đào tạo nghề với trường Trung cấp Nghề huyện Yên Thành mở 2 lớp Trung cấp nghề: 1 lớp điện dân dụng, 1 lớp May. Mở ra một mơ hình mới, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo phụ huynh và học sinh, góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt Quyết định 3010/QĐ.UBND.VX của Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An ngày 15/7/2015 và Kế hoạch “ Phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề học sinh sau THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ an đến năm 2020 ”. Hiện tại đã có nhiều trường THPT, trường Cao đẳng nghề trong tỉnh học hỏi hình thức trên và các trường đang có kế hoạch triển khai trong năm học 2021-2022.
- Nhà trường tích cực trong cơng tác cho học sinh tiếp cận các nguồn học bổng để đi Du học như liên kết vói các trung tâm ngoại ngữ đào tạo chứng chỉ tiếng Anh cam kết đầu ra.
- Tổ chức 2 lớp học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc ngay trong trường với trên 70 HS tham gia.
- Tạo tâm lý phấn khởi, yên tâm đối với phụ huynh học sinh khi con vào học THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Nhiều năm liền nhà trường luôn nằm top đầu trong huyện về chất lượng HSG, chất lượng mũi nhọn, chất lượng thi THPT Quốc gia.
PHẦN III- KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Mặc dù chương trình hướng nghiệp mới được đưa vào học chính khóa ở các trường trung học phổ thông chỉ một những năm gần đây nhưng thực hiện chương trình hướng nghiệp của trường THPT Nam Yên Thành cho thấy chương trình hoạt động hướng nghiệp rất phù hợp, hình thức tổ chức phong phú và đa dạng. Để hoạt động hướng nghiệp có chất lượng, hiệu qủa thì đội ngũ cán bộ quản lý, Hội đồng sư phạm Nhà trường phải có sự chuyển biến tích cực về nhận thức và năng lực tổ chức quản lý hoạt động hướng nghiệp ở 03 khối lớp.
- Cần phải xây dựng nội dung hoạt động cụ thể, để hướng dẫn học sinh chọn nghề. - Xây dựng Tổ tư vấn phân luồng hướng nghiệp và có sự phân công cụ thể, đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận.
- Muốn thực hiện tốt công tác phân luồng hướng nghiệp có hiệu quả phải có sự phối hợp 4 thành phần: Nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương, cơ sở sản xuất ở địa phương.
Sáng kiến kinh nghiệm này, qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng để cho học sinh có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp là vấn đề mà người giáo viên cần phải quan tâm, định hướng giúp đỡ các em mà hoạt động giáo dục phân luồng Hướng nghiệp đóng vai trị quan trọng nhất. Giúp học sinh sau khi học xong chương trình phổ thơng “lấy được tấm bằng tú tài” thì dù cho học ở bậc trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học hay đào tạo Nghề thì chung quy cũng là là đào tạo một nghề cho các công dân trẻ tuổi vào đời nhằm lập thân, lập nghiệp. Tự các em có thể phát huy được những sở thích của mình về các lĩnh vực khoa học khác nhau, có cơ hội tư duy, sáng tạo, hình thành nên các ý tưởng, hồi bảo…rất hữu ích cho các em "Để bay cao trong cuộc đời, bạn phải cất cánh với chính đơi cánh của bạn". Đó là một quan điểm sống rất đúng đắn mà cũng ta cần phải tiếp thu và học tập.
Công tác hướng nghiệp tác động đến học sinh nhận thức đúng đắn rằng: ngày nay, danh dự và giá trị cao của con người là biết lao động sản xuất để làm giàu cho bản thân và xã hội, làm giàu ngay trên quê hương mình là rất dễ và là một niềm vinh dự. Tôi thiết nghĩ các bạn trẻ phải có một sự lựa chọn nghề nghiệp cho đúng đắn, cho phù hợp với bản thân. Lựa chọn được một con đường đúng có nghĩa là bạn đã bắt đầu bước vào một cuộc hành trình mới, "Một cuộc hành trình khơng khởi đầu với bước chân đầu tiên mà khởi đầu với lòng khát khao muốn đi tới nơi mà bạn chưa từng đặt chân đến"... Mỗi học sinh hãy ra sức tự rèn luyện mình để nâng cao phẩm chất và đạo đức của bản thân. Từ đó tạo cho mình một vốn tri thức để vững vàng đi lên trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta hãy tự tin hơn trong cuộc sống, hãy lựa chọn một nghề nghiệp thích hợp cho tương lai của chính bản thân mình và cũng là cho chính dân tộc mình.
III. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ :
- Đề nghị Hội đồng thẩm định cấp Trường cho phép tiếp tục triển khai đến các giáo viên phụ trách hoạt động giáo dục Hướng Nghiệp thực hiện đề tài trong năm học 2021- 2022.
- Đề nghị Hội đồng khoa học các cấp Cơ sở cơng nhận tính thiết thực của đề tài nếu được và có thể áp dụng giáo dục cho học sinh Trường THPT Nam Yên Thành. Trên đây là một vài ý kiến của tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp đang phụ trách hoạt động giáo dục Hướng nghiệp ở các trường THPT, rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn !
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chỉ thị 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn.
- Thông báo số 242-TB/TW của BCH TW Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (khóa 8).
- Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH TW khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
- Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng. - Chương trình số 33-CTr/TU ngày 27/10/2014 của Tỉnh ủy Nghệ An về Chương trình hành động của BCH Đảng bộ Tỉnh thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổ mới căn bản và tồn diện giáo dục, đào tạo.
- Cơng văn số 3736-CV/TU ngày 28/11/2014 của Tỉnh ủy Nghệ An Về việc tăng cường chỉ đạo công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm.
- Thông báo số 42/TB-UBND ngày 22/01/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường tại buổi làm việc để nghe và cho ý kiến về giải quyết việc làm cho học sinh sau khi ra trường, và tổ chức đào tạo nghề
- Quyết định 3010/QĐ.UBND.VX của Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An ngày 15/7/2015 và Kế hoạch “ Phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề học sinh sau THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ an đến năm 2020 ”.
- Chỉ thị 04-CT/TU ngày 25 tháng 4 năm 2016 của Tỉnh ủy Nghệ An về tăng cường lãnh đạo thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp, giáo dục đào tạo nghề học sinh sau THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
- Công văn số 670/SGD&ĐT-GDCN ngày 8/4/2010 của Sở GD&ĐT Nghệ An về công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng sau THCS và THPT.
- Công văn số 2346/SGD&ĐT-GDCN ngày 24/11/2015 Về việc triển khai Kế hoạch “Phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề học sinh sau THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020”
- Quyết định của Thủ tướng chính phủ ngày 15/04/2018, Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.
- Các SKKN của đồng nghiệp về phân luồng hướng nghiệp - Đề án đề án khởi nghiệp 1665 của Bộ giáo dục và đào tạo - Các fanpage về phân luồng hướng nghiệp