PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng tạ
3.4. Tổ chức xây dựng và tuyên truyền sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt
phiếu kín khảo sát mức độ hài lịng của cha mẹ học sinh về quá trình dạy học của giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn theo ba mức: Chưa hài lòng; hài lòng; hài lòng cao cũng như hạn chế mặt yếu, điều chỉnh cải tiến kịp thời trong thời gian tới.
b. Khảo sát mức độ hài lòng của giáo viên tiếp nhận học sinh tiếp tục học lên ở lớp sau, đó là:
Vào đầu năm học, tổ đảm bảo chất lượng thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn về chất lượng học sinh của lớp theo ba mức độ: Chưa hài lòng; hài lòng; hài lòng cao, hướng tới văn hóa chất lượng nhà trường và cũng là kênh tham khảo để đánh giá chất lượng giáo viên năm học trước
c. Nhà trường chú trọng trong các tiết học vận dụng kiến thức vào cuộc sống, các hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm sáng tạo, hoạt động hướng nghiệp, lớp bồi dưỡng kĩ năng mềm,.... để học sinh sớm hình thành các năng lực: Giao tiếp và hợp tác; tự học và tự chủ; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3.4. Tổ chức xây dựng và tuyên truyền sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường nhà trường
Mục tiêu: Tổ chức xây dựng và tuyên truyền sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt
lõi của nhà trường nhằm tạo ra động lực, sự đồng thuận trong quá trình thực hiện giáo dục theo hướng đảm bảo chất lượng.
Nội dung: Tổ chức xây dựng sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi tạo nên giá trị
và tạo nên sự khác biệt của nhà trường trên cơ sở pháp lý; Chỉ đạo tuyên truyền sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường tới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường; Chỉ đạo tuyên truyền rộng rãi sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường tới các bên liên quan.
Điều kiện thực hiện: Lãnh đạo nhà trường nhận thức sâu sắc về: đảm bảo chất lượng, quản lý giáo dục theo hướng đảm bảo chất lượng; tầm quan trọng của thực hiện xây dựng và tuyên truyền sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường; hiểu biết về xây dựng và tuyên truyền sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường; hiểu biết về kỹ thuật xây dựng chiến lược của nhà trường; Đội ngũ lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo đơn vị có hiểu biết thực tế về giáo dục, xu thế phát triển giáo dục, xu thế nhu cầu của xã hội và bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thực hiện chương trình GDPT 2018 nhằm hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Nhà trường được tự chủ về chương trình, kế hoạch giáo dục, tài chính… Phương pháp dạy học và đánh giá theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá theo các các thông tư của Bộ GD&ĐT. Những thay đổi từ phía người học, nhu cầu của học sinh, cha mẹ các em, nhu cầu của cộng đồng, xã hội: Tăng cường tính tích cực, tự học, giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh đáp ứng với mục tiêu chung và
nhu cầu xã hội. Hiện trạng và xu thế phát triển kinh tế xã hội, khoa học giáo dục, giáo dục phổ thông ở các nước tiên tiến và khu vực đang phát triển theo hướng tích cực, hiện đại, hiệu quả.
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng có truyền thống, dạy tốt, học tốt, là một trong những chiếc nôi đào tạo nhiều hiền tài cho quê hương, đất nước, được tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý… Đội ngũ giáo viên có năng lực chun mơn giỏi, tâm huyết, luôn bám lớp bám trường, thương yêu học sinh… Điểm tuyển sinh vào lớp 10 nhiều năm liên tục luôn dẫn đầu khối THPT không chuyên của tỉnh Nghệ An. Kết quả học tập của học sinh: Tỷ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi luôn đạt trên 95%; tỷ lệ đậu tốt nghiệp, đại học, kết quả các cuộc thi HS giỏi, khoa học kỹ thuật và các kỳ thi khác… ln nằm trong tốp của Tỉnh, có nhiều em là thủ khoa, á khoa…
Đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 106 người trong biên chế. Trong đó: Quản lý: 04; Giáo viên: 97; Nhân viên: 05. Số có trình độ Tiến sỹ: 02, thạc sỹ: 67; số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 70. Nhiều thầy cô giáo là cốt cán chuyên môn của ngành (tham gia dạy các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên; dạy trên truyền hình, ra đề thi cấp tỉnh và quốc gia, chấm thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi, chấm sáng kiến kinh nghiệm và thi sáng tạo khoa học kỹ thuật các cấp…).
Cơ sở vật chất: Số phịng học văn hóa: 44; phịng học tin học: 03, với hơn 120 máy tính phục vụ học tập; phòng học tiếng: 01 được trang bị hiện đại (các phòng tin học, học tiếng đều được kết nối Internet); phòng học bộ mơn: 06 (trong đó có 03 phịng đã được lắp đặt thiết bị đúng chuẩn), phòng máy chiếu: 01; Số phịng học thơng minh: 01; Số phòng học Stem: 01; Thư viện: 03 phòng với gần 20.000 đầu sách. Phòng truyền thống được trưng bày các tư liệu về quá trình hình thành và phát triển của trường, là nơi giáo dục truyền thống cho học sinh, có nhà tập đa năng, sân tập thể dục thể thao, sân chơi… Hệ thống nước sạch phục vụ giáo viên và học sinh gồm 02 máy lọc nước ở 2 nhà học; Có hệ thống camera an ninh khu vực hành lang lớp học, nhà xe, sân trường, cổng trường.
+ Điểm mạnh:
Trường có truyền thống hơn 100 năm xây dựng và phát triển, có nhiều thành tích trong dạy và học, đã được tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý (Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động, Huân chương Độc lập,…) là động lực để cán bộ, giáo viên và học sinh nỗ lực trong công tác và học tập. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên nhà trường có đạo đức phẩm chất và trình độ chun mơn tốt, có kinh nghiệm trong dạy học.
Công tác tổ chức quản lý của Ban giám hiệu: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Cơng tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm, u nghề, đồn kết, gắn bó với học sinh, ln mong muốn nhà trường phát triển, tích cực đầu tư về chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Chất lượng học sinh: Điểm đầu vào lớp 10 trong những năm gần đây đều đạt cao, dẫn đầu và cách xa khối THPT không chuyên của tỉnh; xếp loại học lực, hạnh kiểm hàng năm đạt khá giỏi trên 95%; thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi sáng tạo khoa học kỹ thuật nằm trong tốp đầu toàn tỉnh; tỷ lệ thi đỗ đại học, cao đẳng hàng năm đạt trên 97%; học sinh của trường năng động, sáng tạo trong các hoạt động: Thành lập các đội, nhóm, các câu lạc bộ, tổ chức nhiều sân chơi bổ ích…
+ Điểm yếu:
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Một số ít giáo viên cịn hạn chế trong việc học tập và ứng dụng công nghệ thông tin. Đa số cán bộ, GV, nhân viên chưa có trình độ năng lực về ngoại ngữ nên gặp khó khăn trong việc tiếp cận các chương trình tiên tiến. Số lượng giáo viên nữ nhiều, đang trong độ tuổi ni con nhỏ nên có hạn chế trong đầu tư học tập chuyên mơn nghiệp vụ và tham gia các hoạt động tồn diện của nhà trường.
Chất lượng học sinh: Chất lượng mũi nhọn bị ảnh hưởng do học sinh đi các trường chuyên quá nhiều. Hàng năm một số học sinh chuyển về từ trường khác có sự chênh lệch về chất lượng so với học sinh hiện tại của trường nên khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra. Một số ít học sinh có ý thức học tập, rèn luyện chưa thực sự tốt, còn hiện tượng vi phạm luật an tồn giao thơng và nội quy trường lớp.
Một số ít phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập và rèn luyện của con cái, một số lại quá áp lực về mục tiêu, thành tích học tập của con nên cơng tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường có khi cịn gặp khó khăn.
Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, hiện đại, phòng học, thư viện, phịng thực hành, thí nghiệm chưa tương xứng với vị thế của trường.
- Thách thức của nhà trường: Vừa giữ vững truyền thống vừa phát triển theo xu thế tiên tiến và hội nhập trong giai đoạn hiện nay. Quan điểm cạnh tranh của nhà trường: Tiếp tục là trường THPT không chuyên hàng đầu của Tỉnh, tiến tới xây dựng trường trọng điểm khu vực và tiếp cận các chương trình tiên tiến, hội nhập quốc tế. Nhà trường tiếp tục nhận được sự hài lòng, tin tưởng, lựa chọn của cha, mẹ học sinh.