KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2o fe2o3 bằng phương pháp đồng kết tủa (Trang 54 - 55)

Khóa luận này đã tổng hợp được hệ vật liệu TiO2.Fe2O3 kích thước khoảng 50 nm bằng phương pháp đồng kết tủa từ nguồn nguyên liệu TiO2 công nghiệp và FeSO4.7H2O. Sản phẩm tạo thành có khả năng xúc tác dùng ánh sáng khả kiến mà không cần đến ánh sáng UV như các loại xúc tác quang khác. Ngoài ra tạo xúc tác bằng phương pháp đồng kết tủa còn cho phép sản xuất một lượng lớn xúc tác. Điều này sẽ tạo thuận tiện cho việc triển khai khi muốn ứng dụng vào thực tế.

Từ những kết quả đạt được trong khóa luận đưa đến những kết luận sau:

- Với tỷ lệ sử dụng TiO2/NaOH là 1/4 và thời gian đun sôi là 10 phút sẽ cho hiệu quả chuyển hóa TiO2 công nghiệp về dạng dễ hòa tan đạt hiệu quả cao nhất, trên 80%.

- pH là yếu tố quyết định ảnh hưởng lớn đến quá trình đồng kết tủa hai muối sunfat của titan và sắt. Ứng với mỗi tỉ lệ muối khác nhau sẽ có một pH tối ưu khác nhau; ở tỉ lệ Fe3+/Ti4+ là 1/2, pH=8 quá trình đồng kết tủa xảy ra tốt.

- Trong quá trình phản ứng đã xuất hiện hợp chất Fe2Ti5O10 và Fe2TiO5.

4.2. ĐỀ XUẤT

- Đề tài nghiên cứu đạt hiệu suất chưa cao, cần có những nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu suất.

- Đề tài chỉ nghiên cứu biến tính với sắt, cần có những nghiên cứu biến tính với các kim loại và phi kim khác.

- Cần phải nghiên cứu sâu thêm nhằm hoàn thiện công nghệ để ứng dụng vào thực tế.

- Đề tài chỉ thử hoạt tính xúc tác với pha lỏng (metyl da cam), cần có những nghiên cứu thử hoạt tính xúc tác ở pha khí…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] . H. Lina, Abdul K. Rumaizb, Meghan Schulzc, DeminWanga, Reza Rockd,C.P. Huanga, and S. Ismat Shah. Photocatalytic activity of pulsed laser deposited TiO2 thin films, Materials

[2]. Nguyễn Phương Hải (2008), Nghiên cứu điều chế oxyt sắt từ Fe3O4 dạng nano, Đại học Cần Thơ.

[3]. Nguyễn Nhu Liễu (2002), Nghiên cứu chế tạo TiO2 anatase có tác dụng xúc tác

quang hóa từ quặng ilmenit sa khoáng Việt Nam, Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM.

[4]. Phạm Thị Thúy Loan(2004), Nghiên cứu điều chế TiO2 kích thước nanomet

bằng quá trình thủy phân dung dịch titanyl sulfate trong điều kiện Microwave, Đại học

Khoa học tự nhiên TPHCM.

[5]. Cù Thành Long (1999), Giáo trình thực tập phân tích định lượng, Tủ sách Trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM.

[6]. Ngô Sỹ Lương, Nguyễn Kim Suyến, Trần Thị Liên, Lê Diên Thân (2009), “Điều chế và khảo sát hoạt tính quang xúc tác dưới ánh sáng nhìn thấy của bột titan dioxit kích thước nm được biến tính bằng Nitơ”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học.

[7]. Hoàng Nhâm (2007), Hóa học các nguyên tố, tập II, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[8]. Nguyễn Xuân Thơm (2005), Nghiên cứu chế tạo TiO2 – Anatase có độ phân

tán cao dùng xử lý môi trường, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách Khoa TPHCM.

[9]. Cổng thông tin tập đoàn hóa chất Việt Nam, www.vinachem.vn/TIEU_CHUAN/TCVN/6303-97.htm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2o fe2o3 bằng phương pháp đồng kết tủa (Trang 54 - 55)