Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) phân tích, định hƣớng nhằm rèn luyện kỹ năng tính góc giữa hai mặt phẳng cho học sinh trƣờng THPT quỳ châu (Trang 51 - 53)

Phương pháp 6 : Phương pháp tọa độ hóa

2.4.3. Tổ chức thực nghiệm

2.4.3.1. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi chọn đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 12A1 (năm học 2020- 2021), 12D (năm học 2020-2021) trường THPT Quỳ Châu.

Chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ và nhận thấy trình độ chung về môn toán của các lớp 12A1, 12D (2020-2021) và 12A1, 12D (2021-2022) là khá tương đương nhau. Trên cơ sở đó, chúng tôi lấy lớp 12A1, 12D (2021-2022) làm lớp đối chứng.

2.4.3.2. Thời gian thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm được tiến hành từ ngày 20/02/2021 đến 20/05/2021 với số tiết dạy là 15 tiết/ 1 lớp, trong đó có 2 bài kiểm tra. Phần lớn số tiết này được giảng dạy trong các tiết luyện tập, tự chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi THPT quốc gia.

2.4.3.3. Tổ chức thực hiện

Ở lớp dạy thực nghiệm:

- Dạy theo nội dung sáng kiến trong các giờ luyện tập, tự chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Quan sát hoạt động học tập của học sinh xem các em có phát huy được tính tích cực, tự giác và có phát triển được tư duy sáng tạo hay không.

- Tiến hành 2 bài kiểm tra sau khi thực nghiệm.

- Cho các em giải các bài toán tính góc giữa hai mặt phẳng trong các đề thi chính thức và đề thi thử THPT Quốc gia, TNTHPT Quốc gia và đề thi chọn học sinh giỏi các tỉnh và thành phố trên cả nước.

Ở lớp đối chứng:

- Giáo viên thực hiện quan sát hoạt động học tập của học sinh ở lớp đối chứng được Giáo viên giảng dạy các bài tập cùng nội dung trong sáng kiến kinh nghiệm nhưng không theo hướng đi của sáng kiến.

- Tiến hành cùng một đề kiểm tra như lớp thực nghiệm.

2.4.3.4. Kết quả thực nghiệm

Khi quá trình thực nghiệm mới bắt đầu, nhìn chung có khá nhiều em học sinh còn e ngại các bài toán hình học không gian, đặc biệt là bài toán tính góc giữa hai mặt phẳng. Quan sát chất lượng trả lời các câu hỏi, giải các bài tập chỉ dừng lại ở các mức độ nhận biết và thông hiểu, một số ít có thể giải quyết các bài toán vận dụng.

Qua quá trình giảng dạy và quan sát diễn biến trong các tiết học thực nghiệm và đối chứng của các lớp học, chúng tôi nhận thấy rằng, ở lớp thực nghiệm, nhìn chung các em đã tích cực, chủ động hơn, học tập sôi nổi, có sự linh hoạt hơn, và đã có những định hướng trong việc phân tích tìm lời giải cho bài toán tính góc giữa hai mặt phẳng. Còn ở lớp đối chứng, hoạt động học tập còn khá bị động, chưa tích cực, việc tìm lời giải cho các bài toán đang còn gặp nhiều khó khăn.

Nhiều em ở lớp thực nghiệm đã giải được nhiều bài toán về tính góc giữa hai mặt phẳng trong các đề thi chính thức và đề thi thử THPT Quốc gia, các đề thi chọn học sinh giỏi các tỉnh, thành phố trên cả nước sau khi các em đã được học theo nội dung của sáng kiến.

Đa số học sinh đã có sự hứng thú hơn với hình học không gian, đặc biệt là các bài toán liên quan đến chủ đề góc.

Qua kì thi TNTHPT Quốc gia năm học 2021, các em lớp 12A1 và lớp 12D được chúng tôi bồi dưỡng theo nội dung của sáng kiến đã có sự tiến bộ rõ rệt, có nhiều em đã giải quyết được các bài toán hình học không gian ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, có nhiều em đạt điểm từ 8 trở lên môn Toán, trong đó có học sinh đạt 9,6 điểm.

Căn cứ vào kết quả thực nghiệm trên, bước đầu có thể thấy được một kết quả khả quan khi áp dụng đề tài vào dạy học.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) phân tích, định hƣớng nhằm rèn luyện kỹ năng tính góc giữa hai mặt phẳng cho học sinh trƣờng THPT quỳ châu (Trang 51 - 53)