Về việc phân công các tổ chức trong nhà trường tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) Một số giải pháp quản lý phòng, chống, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn ‘An toàn về an ninh, trật tự’ tại trường THPT Đô Lương 4 (Trang 32 - 39)

động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Ban giám hiệu: Hiệu trưởng phụ trách chung và phân công một đồng chí Phó Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách, lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng theo từng chủ đề, sau đó thống nhất trong lãnh đạo rồi triển khai rõ ràng trong toàn thể hội đồng giáo dục. Tổ chức Công đoàn: - Trực tiếp tổ chức các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm học như ngày 20 -10, 20 -11, 22-12, 8-3,10-3, 30-4, 1-5, 19 -5,1-6, 28-6, 27 -7. Công đoàn lên kế hoạch chi tiết về nội dung hoạt động, kinh phí, thành phần tham gia, xin ý kiến chỉ đạo của Cấp Uỷ và Ban giám hiệu để triển khai thực hiện. Phối hợp với Đoàn thanh niên , giáo viên chủ nhiệm để mọi hoạt động diễn ra đồng bộ, không chồng chéo.

Tổ chức Đoàn thanh niên (giáo viên): Là lực lượng trực tiếp tham gia thực hiện kế hoạch của nhà trường, cùng với đôị ngũ giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh tiến hành các HĐGDNGLL, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn chung của nhà trường, trọng điểm là đợt tổ chức các hoạt động hướng tới ngày kỷ niệm 10 năm thành lập trường, đồng thời chịu trách nhiệm chính trong Tháng Thanh niên, ngày thành lập Đoàn thanh niên 26- 3, tổ chức tốt các câu lạc bộ học tập, diễn đàn thanh niên, văn nghệ thể dục thể thao, chăm sóc di tích lịch sử, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Hơn thế nữa

học sinh nhà trường đã xuống đồng chung tay cùng bà con nông dân xã Hiến Sơn gặt lúa, tránh mưa lũ. Một việc làm được UBND, Huyện đoàn Huyện Đô Lương ghi nhận.

(học sinh xuống đồng giúp bà con xã Hiến Sơn gặt lúa, tránh mưa lũ)

Tổ chuyên môn: Theo lịch của nhà trường, phân công nhắc nhở giáo viên có nhiệm vụ soạn giáo án chu đáo trước khi lên giảng cho học sinh như tiết học chính khoá. Những giáo viên nào chưa đủ tiết theo qui định phải tham gia giảng dạy thêm HĐGDNGLL.

Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn: Giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch cụ thể, nắm vững lịch học nhắc nhở các em tham gia đầy đủ, theo dõi sĩ số , ý thức thái độ tham gia của học sinh để có căn cứ xếp loại hạnh kiểm. Nếu giáo viên chủ nhiệm không trực tiếp tham gia giảng dạy HĐNGLL thì phải có trách nhiệm kiểm tra các em thông qua người trực tiếp giảng dạy để khen ngợi hoặc uốn nắn kịp thời, động viên khuyến khích và tạo điều kiện cho các em tham gia các diễn đàn, câu lạc bộ hoặc tập văn nghệ, những công việc mất nhiều thời gian, giải thích để phụ huynh yên tâm cho các em tham gia hoạt động.

4. Thống nhất kế hoạch và nội dung thực hiện HĐGDNGLL.

Tuỳ vào các tháng trong năm và căn cứ vào các nội dung cần triển khai, Ban giám hiệu đề ra kế hoạch thực hiện cho từng tháng và từng khối. Ban giám hiệu nhắc nhở cho các cán bộ giáo viên nắm vững nội dung biên soạn gồm 10 chủ đề chung cho cả 3 khối 10, 11,12 nhưng mức độ giảng dạy cho mỗi khối có khác nhau, ở khối lớn hơn thì cung cấp kiến thức rộng hơn, sâu hơn. Phải nhớ kết hợp với nhiệm vụ, chủ đề của từng năm học để đề ra chủ đề hoạt động trong tháng. Có chủ đề hoạt động trong một tháng, có chủ đề hoạt động trong 2-3 tháng

(trong dịp hè).

Cụ thể: Trong tháng 9: “Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”: Gắn với thời gian, kế hoạch đầu năm học các em tự đánh giávà tự đăng ký danh hiệu phấn đấu của mình trong cả năm, xây dựng nề nếp, qui chế

trong lớp học, đăng ký danh hiệu của lớp trước toàn trường. Tổ chức trang trí lớp họccủa mình, tập hát đúng bài hát Quốc ca và phải có ý thức nghiêm trang khi chào cờ. Luyện tập đồng diễn chuẩn bị cho lễ ra mắt mô hình diểm “Trường học an toàn, thân thiện, chấp hành tốt luật giao thông”.

Trong tháng 10 chủ đề là: “Thanh niên với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình”. Mặc dù cùng chung chủ đề song về mức độ về nội dung, hình thức có khác nhâu ở các khối. Ta có thể minh hoạ ở bảng sau:

Lớp Mục tiêu Nội dung

1 0

- Giúp HS nhận rõ hơn về tình bạn, tình yêu.

- Xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ bạn bè, gia đình.

- Rèn luyện kỹ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu và gia đình.

- Tôn trọng bạn bè, bồi dưỡng tình cảm, yêu quí gắn bó với gia đình.

-Thi hỏi đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình. - cách nhìn nhận về bạn khác giới - Xây dựng nhóm bạn giúp nhâu học tập. 1 1 - Nhận thức rõ giá trị về tình bạn , tình yêu - Rèn luyện kỹ năng ứng xử phù hợp khi ở lứa tuổi học sinh.

- Có ý thức xây dựng và hình thành tình cảm yêu quí, gắn bó với bạn bè và gia đình.

- Diễn đàn thanh niên “Vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu” - Xây dựng các vở kịch ngắn về chủ đề gia đình. 1 2 - Nhận thức sâu sắc giá trị tình bạn, tình yêu hôn nhân và gia đình

- Rèn luyện kỹ năng và biết vận dụng luật hôn nhân và gia đình trong cuộc sống.

Trân trọng vẻ đẹp chân chính trong tình bạn, tình yêu.

Tìm hiểu về luật hôn nhân gia đình

Tháng 11: Chủ đề là: “ Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”. Đoàn trường phát động trong toàn trường việc chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 10 năm thành lập trường, thi viết Tập san, làm báo tường (phân công khối 10,11 làm tập san còn khối 12 làm báo tường vì ưu tiên cho khối 12 về thời gian để học văn hoá). Tổ chức hội diễn văn nghệ về chủ đề ca ngợi Thầy, Cô và Mái trường thân yêu của mình. Phát động tuần học tốt, hoa điểm 10 ở các lớp, các chi đoàn. Sơ kết

khen thưởng kịp thời, được các em hào hứng, nhiệt tình tham gia với những bài viết và các tiết mục đặc sắc.

Tháng 12: Chủ đề là: “Thanh niên với sự nghiệp Bảo vệ Tổ Quốc”

Tổ chức trọng thể ngày thành lập Quân đội nhân dân và ngày Quốc Phòng toàn dân 22/12. Mời các thầy giáo trong Hội cựu chiến binh nói chuyện truyền thống Anh bộ đội Cụ Hồ trước toàn trường và kể về những chiến công mà các thầyđã trực tiếp tham gia chiến đấu. Qua đó giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự lên đường bảo vệ Tổ Quốc.

Tháng 01: “Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc”. Trong buổi chào cờ, cho các lớp học sinh biểu diễn trang phục của các vùng dân tộc như dân tộc Thái, dân tộc Mường,…Tổ chức thi hùng biện về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ( Mối khối cử 1 em lên hùng biện, cử các em theo ban khoa học xã hội và nhân văn). Hoạt động này thu hút các em tham gia tích cực và thực sự hào hứng, tạo nên không khí vui tươi trong nhà trường.

Tháng 02: Với chủ đề: “Thanh niên với lý tưởng cách mạng”. Ở tháng này chủ yếu giao cho đoàn hoạt động: Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng cảm tình Đoàn, tổ chức lễ kết nạp trang trọng để các em thâý rất vinh dự khi được đứng trong tổ chức Đoàn. Mời đại diện Cấp uỷ, Ban giám hiệu nói chuyện với thanh niên về Đảng CSVN quang vinh để các em nhận thức rõ vị thế của Đảng CSVN trong sự nghiệp đổi mới của đất nước…

Tháng 03: “ Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”. Đây là tháng có nhiều hoạt động bề nổi nhất trong năm. Nhà trường giành toàn bộ thời gian cho Đoàn trường phối hợp với Ban nữ công hoạt động và điều hành nhiều diễn đàn:

- Thảo luận việc chọn nghề cho tương lai.

- Tổ chức diễn đàn “Di cư an toàn” giúp học sinh biết bảo vệ người khác và tự bảo vệ mình trong quá trình lập nghiệp.

- Tổ chức Hội trại, thi đấu thể dục thể thao, thi cắm hoa nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, thi nấu ăn , thi văn nghệ…Mọi hoạt động đều mang ý nghĩa giáo dục to lớn và lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh. Tổ chức sơ kết và trao thưởng trước toàn trường, được mọi người đồng tình cao.

Tháng 04: “Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác”

- Tổ chức tìm hiểu các nước trong khối Asean, tìm hiểu về các tổ chức Apec, WTO,…

- Giao lưu với các trường bạn, các đơn vị kết nghĩa như: Sư đoàn 324, Đoàn thanh niên kết nghĩa của Công an Huyện Đô Lương.

- Tổ chức tốt việc ôn tập văn hoá cuối năm để chuẩn bị kết thúc năm học đạt kết quả cao.

Tháng 05: “ Thanh niên với Bác Hồ”

- Trong giờ chào cờ, tổ chức thi kể chuyện về bác Hồ kính yêu bằng những mẩu chuyện nhỏ rất đời thường mà cũng rất đáng kính phục.

- Báo công dâng Bác trong các buổi chào cờ.

- Ôn tập kiểm tra đạt kết quả tốt, giành nhiều điểm 10 kính dâng lên Bác

Tháng 06-07-08: Tham gia đội quân tình nguyện “mùa hè xanh” ở địa phương trong dịp nghỉ hè.

Một điều cần nhớ rằng khi thực hiện HĐGDNGLL phải bám vào chủ đề của năm học và từng tháng:

- Nên chọn nội dung và hình thức phong phú, phù hợp với đại đa số học sinh. Hình thức hoạt động càng mang tính phổ biến tới nhiều đối tượng học sinh và kích thích sự khám phá tìm tòi của các em thì càng mang tính giáo dục cao. Chọn hình thức hoạt động sao cho khỏi ảnh hưởng đến giờ dạy và học trên lớp, chẳng hạn nên chọn vào ngày chủ nhật (Vì cả tuần các em đã học văn hoá nên ngày chủ nhật cho các em hoạt động: học mà chơi, chơi mà học cho sảng khoái tinh thần).

- Các nội dung dưới cờ cần ngắn gọn, súc tích, chuẩn bị chu đáo và phải được duyệt trước khi thực hiện .

- Xây dựng kế hoạch hoạt động phải gắn với mục tiêu đào tạo.

5. Ban giám hiệu bồi dưỡng các kỹ năng tổ chức, điều hành hoạt động cho đội ngũ giáo viên và học sinh, từ đó phân công theo dõi, kiểm tra, đánh giá.

Những năm trước đây thực tế cho thấy phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng, học sinh và phụ huynh đã có nhận thức đúng về vị trí và vai trò của HĐGDNGLL nên đã tổ chức được nhiều hoạt động cho học sinh tham gia. Tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ, giáo viên, học sinh chưa nhìn nhận một cách đầy đủ, đúng đắn về vai trò của HĐGDNGLL nên trong quá trình tổ chức hoạt động này còn nhiều hạn chế.

Việc tổ chức các HĐGDNGLL còn đơn điệu rập khuôn, chưa đa dạng hoá hình thức hoạt động nên chưa thu hút được sự tham gia vào hoạt động của đại đa số học sinh, chưa thể hiện hết nội dung yêu cầu của hoạt động, chưa khai thác hết tiềm năng sáng tạo của các em. Ở một bộ phận giáo viên và đội ngũ cán bộ lớp, chi đoàn năng lực tổ chức hoạt động tập thể còn yếu, kỹ năng tổ chức chưa có sự lôi cuốn, thu hút người tham gia,... đặc biệt là cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn diễn đạt trước đông người chưa tự tin, còn nhút nhát. Chính vì thế để tổ chức một hoạt động GDNGLL như toạ đàm, diễn đàn, sinh hoạt câu lạc bộ... với quy mô là một lớp, một khối thì cũng còn là điều khó khăn đối với một số giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn.

trường quyết tâm tập trung chỉ đạo tốt khâu này từ ba năm nay và kết quả tương đối khả quan. Trước tiên là việc bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho cán bộ giáo viên, cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn.

Bởi vì để HĐGDNGLL có hiệu quả thì đòi hỏi cán bộ giáo viên, giáo viên chủ nhịêm, cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn phải có năng lực tổ chức, điều hành.

Sự đa dạng hoá nội dung của HĐGDNGLL, sự phức tạp trong tâm sinh lý của học sinh, của các hoạt động vui chơi không lành mạnh... có tác động lớn đến hiệu quả của HĐGDNGLL. Nếu kỹ năng tổ chức, điều hành các hoạt động tập thể của giáo viên, của cán bộ lớp, của cán bộ chi đoàn không đổi mới, không có sự lôi cuốn, thu hút, thiếu hứng thú thì chất lượng HĐGDNGLL không đạt yêu cầu. Vì vậy việc bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành HĐGDNGLL cho giáo viên, cán bộ lớp, chi đoàn là cần thiết.

Trước hết là bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên: Để bồi dưỡng kỹ năng tổ chức, điều hành hoạt động tập thể cho giáo viên, Ban giám hiệu chỉ đạo cho các đoàn thể, tổ chức nhiều hoạt động mang tính chất tập thể như thi văn nghệ, TDTT trong cán bộ, giáo viên, toạ đàm, diễn đàn, các câu lạc bộ, hội thảo, hội nghị... thi cán bộ đoàn giỏi...

Có thể nêu ra một số các hoạt động đã tiến hành ở trường chúng tôi là:

- Chỉ đạo Đoàn Thanh niên tổ chức cuộc thi “Cán bộ đoàn giỏi”, cuộc thi viết về anh bộ đội Cụ Hồ, thi kể chuyện về Bác Hồ qua những câu chuyện nhỏ nhưng đầy cảm động

- Chỉ đạo cho Công đoàn, Đoàn trường tổ chức thi văn nghệ, TDTT giữa các tổ chuyên môn, giữa các lớp học sinh nhân các ngày lễ lớn.

- Chỉ đạo đội ngũ giáo viên, đặc biệt là chi đoàn giáo viên xây dựng và tổ chức các câu lạc bộ học tập, câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ tiếng Anh, toán học, sử học , văn học...đạt chất lượng rất tốt

- Chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn, chi đoàn giáo viên, phụ huynh tổ chức cho học sinh các lớp đi tham quan học tập các di tích lịch sử , trồng cây nhớ ơn Bác Hồ vào dịp đầu xuân, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, ...

Qua các hoạt động này, năng lực và kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể của giáo viên, học sinh thực sự được trau dồi và nâng cao.

Sau mỗi đợt hoặc hết tháng đều có sơ kết của các tổ chức gửi lên cùng với theo dõi của Ban giám hiệu sẽ tiến hành xếp loại thi đua các lớp, các giáo viên làm tốt được khen thưởng đưa vào tiêu chí xếp loại thi đua cuối năm. Chính việc theo dõi đánh giá khách quan chính xác công bằng đã thúc đẩy mọi thành viên của nhà trường đều có ý thức tham gia tích cực và có hiệu quả rõ rệt.

Bồi dưỡng năng lực hoạt động tập thể của học sinh: Trong bất kỳ hoạt động GDNGLL nào cũng có hai đối tượng: đối tượng tổ chức, điều hành hoạt động là

giáo viên, cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn; đối tượng tham gia hoạt động là học sinh. Cả hai đối tượng này đều có vai trò quan trọng. Nếu đối tượng tham gia hoạt động GDNGLL nhận thức về hoạt động không đầy đủ, không hứng thú, thiếu sự tự giác, chủ động, sáng tạo thì các HĐGDNGLL khó có thể đạt được hiệu quả như yêu cầu, như mong muốn. Vì vậy Ban giám hiệu phải có kế hoạch và các hoạt động để bồi dưỡng năng lựuc tham gia hoạt động GDNGLL cho học sinh.

Để bồi dưỡng năng lực hoạt động tập thể cho học sinh, cần cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ, hành vi cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia, bàn bạc nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức, thời gian, giải thưởng… trước khi tổ chức hoạt động. Điều này giúp học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo và có hứng thú khi tham gia hoạt động tập thể, có tính cạnh

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) Một số giải pháp quản lý phòng, chống, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn ‘An toàn về an ninh, trật tự’ tại trường THPT Đô Lương 4 (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)