- Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi và mở rộng
GV: Yêu cầu HS làm các bài tập sau:
Bài tập 1: Cho 100 ml dung dịch NaOH 0,2M tác dụng với 100ml dung
dịch HCl 0,3M. Tính nồng độ mol/ lit của các ion trong dung dịch sau phản ứng? HS: Thảo luận theo 4 phòng zoom và cử đại diện trình bày
GV: Chuyển host để HS chia sẻ bài của nhóm và trình bày HS: Các nhóm còn lại nhận xét, góp ý
GV: Nhận xét- đánh giá và kết luận.
GV: Chiều bài tập 2 và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
GV: Yêu cầu HS làm bài tập sau.
Bài tập 2. Nghiên cứu thuyết Bronsted và xác định môi trường của các dung
dịch sau:
a . dung dịch NaCl. b. dung dịch Na2CO3
c. dung dịch NH4Cl d. dung dịch FeCl3
HS: Nhận nhiệm vụ và tìm hiểu.
Bước 6: Thiết kế hoạt động học tập sau giờ học trên lớp.
GV: Định hướng hoạt động học tập cho bài 3 của chương 1.
+ Đọc SGK và tìm hiểu về sự điện li của nước; Cách tính pH, pOH. HS: Nghe hiểu và thực hiện nhiệm vụ
Chương 2
Bài 8: Amoniac và Muối amoni (tiết 1).
Bước 1: Lên kế hoạch
Kết quả cơ bản học sinh phải đạt được khi tiết học kết thúc
- HS biết được: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng , điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- HS hiểu được: Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo).
Bước 2: Xây dựng bài giảng
GV: Soạn GA lên Microsoft PowerPoint. Sau đó sử dụng hiệu ứng và thực hiện quay video bài giảng.
GV: Nội dung bài dễ liên hệ thực tiễn nên GV có thể lồng một vài câu hỏi liên quan trong bài giảng.