Tính hiệu quả

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số kỹ THUẬT để THAY đổi TRẠNG THÁI học tập CHO học SINH QUA môn LỊCH sử tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG NGHI lộc 5 (Trang 46 - 53)

II. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

3. Tính hiệu quả

- Giáo viên có thể áp dụng những giải pháp trong đề tài một cách tự nhiên mà không khiên cưỡng. Quá trình thực hiện lồng ghép vào một số hoạt động dạy họccủa giáo viên mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của giờ dạy - học.

- Học sinh được rèn luyện, phát huy các năng lực, phẩm chất, luôn luôn biết cách làm mới mẻ bản thân trong mỗi giờ học và luôn có tâm thế hào hứng, tiếp nhận tri thức chủ động, hiệu quả.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học nhằm thay đổi trạng thái học tập bộ môn cho học sinh. Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, đúc rút, trình bày nhưng bản sáng kiến chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi mong nhận được những góp ý từ các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp và bạn bè chia sẻ, bổ sung để đề tài có thể hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Nghi Lộc, tháng 4 năm 2022

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - Những vấn đề chung, NXB Giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu bồi dưỡng về kỹ năng sống, giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Lịch sử 10, 11, 12, Sách giáo viên, NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục.

5. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trường, Giới thiệu giáo án Lịch sử 10, 11, 12, NXB Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa XI).

7. Phan Ngọc Liên, Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông, NXB Quốc gia Hà Nội. 8. Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục (2013), NXB Giáo dục Việt

Nam.

9. Nguyễn Thị Minh Phượng (2018), Cẩm nang phương pháp sư phạm, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

10. Tạp chí Giáo dục, Số 456 (Kì 2 - 6/2019). 11. Tham khảo ý kiến bạn bè, đồng nghiệp.

12. Đỗ Ngọc Thống (2012), Xây dựng chương trình Giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực, Website:www.nico-paris.com.

13. Nghiêm Đình Vỳ (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

1. Phiếu thăm dò việc thực hiện hoạt động tự đánh giá của học sinh trong quá trình dạy học của giáo viên Lịch sử THPT trong năm học 2021 - 2022 của các trường: THPT Nguyễn Duy Trinh, THPT Nghi Lộc 2, THPT Nghi Lộc 3, THPT Nghi Lộc 4, THPT Nghi Lộc 5, THPT Nguyễn Thức Tự.

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Nhằm nâng cao hiệu quả của môn Lịch sử THPT, quý thầy/cô đã quan tâm đến việc thay đổi trạng thái học tập cho học sinh chưa?

Vui lòng đánh dấu X vào ô lựa chọn

Nội dung thăm dò Đúng Sai Ý kiến khác

1 Chưa quan tâm đến trạng thái học tập của học sinh ?

2. Quan tâm đến trạng thái học tập của học sinh

3. Thường xuyên tìm kiếm kĩ thuật để làm thay đổi không khí học tập cho học sinh

PHỤ LỤC 2

2. Phiếu thăm dò học sinh ở những lớp khi chưa và khi đã áp dụng các biện pháp thay đổi trạng thái học tập cho học sinh

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

Các em học sinh thân mến! Nhằm nâng cao chất lượng học tập của các em trong quá trình học môn Lịch sử ở trường THPT, các em hãy cho biết mức độ hứng thú với môn học Lịch sử của mình

Vui lòng đánh dấu X vào ô lựa chọn

Khối/ Lớp

MỨC ĐỘ YÊU THÍCH MÔN LỊCH SỬ

Hứng thú Không hứng thú Không có ý kiến

PHỤ LỤC 3

Kịch bản đóng vai do HS chuẩn bị: Đóng vai Nguyễn Tất Thành, anh Tư Lê

Người dẫn truyện: Sài Gòn năm 1911. Năm ấy, Bác Hồ 21 tuổi. Một hôm, anh Ba - tên Bác Hồ lúc bấy giờ - được một người bạn đưa đi xem đèn điện ở trước cả tiệm cà phê của Pháp, xem chiếu bóng và máy nước. Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy.

Hai người dắt nhau đi nhiều nơi trong thành phố, những cảnh tượng đầy rẫy bất công đập vào mắt họ.

- NTT: Anh Lê, anh có yêu nước không?

- Anh Tư Lê: Tất nhiên là có chứ.

- NTT: Anh có thể giữ bí mật được không?

- Anh Tư Lê: Có

- NTT: Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào nước ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví dụ như khi đau ốm. Anh có muốn đi với tôi không?

- Anh Tư Lê: Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

- NTT: Đây, tiền đây - anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?

Người dẫn truyện: Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh Ba, anh Lê đồng ý. Nhưng sau đó anh Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa.

Thế là chỉ có một mình Bác, lúc đó lấy tên là Ba, rời cảng Nhà rồng bước chân xuống tàu để sang các nước, trước hết là sang Pháp.

Với quyết tâm và lòng yêu nước sâu sắc, Bác đã làm nhiều nghề khác nhau như: nhặt rau, đốt lò, rửa chảo,... suốt từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối hằng ngày. Bác chỉ mong sao tìm ra con đường giải phóng dân tộc

PHỤ LỤC 4

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số kỹ THUẬT để THAY đổi TRẠNG THÁI học tập CHO học SINH QUA môn LỊCH sử tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG NGHI lộc 5 (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)