III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1 Thực nghiệm tại lớp học
1. Quy trình nghiên cứu
- Đề tài này đã được chúng tôi lên ý tưởng và nghiên cứu trong cả một quá trình nghiêm túc, khách quan và khoa học.
- Ngay từ năm học 2018-2019 chúng tôi đã ấp ủ thực hiện và nhân rộng theo chủ ý của các giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Chúng tôi đã chọn nhiều khoảng thời gian khác nhau để thực hiện đề tài. Ba năm đầu tiên chúng tôi tạm gọi là giai đoạn 1 trong kế hoạch 5 năm của mỗi cá nhân và chủ yếu thực hiện tại lớp 12A10 và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể vào năm học 2019-2020. Chúng tôi tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của đề tài tại hai lớp 12D5, 10D2 để có sự đối sánh và rút ra những kết luận đáp ứng được mục tiêu đề ra.
- Từ năm học 2021-2022, với sự quan tâm, tin tưởng động viên của lãnh đạo nhà trường, chúng tôi mạnh dạn thực hiện thêm một số giải pháp khó và thu được những kết quả khả quan.
- Qua đề tài “Một số phương pháp quản lý của giáo viên chủ nhiệm trong việc Giáo dục học sinh hỗ trợ bạn cùng lớp.” Chúng tôi nhận thấy rằng việc phát triển toàn diện học sinh nhất là dạy các em biết hỗ trợ người khác thành công hay thất bại ngoài những biện pháp trên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bất kì một phương pháp nào. - Để việc phát triển toàn diện học sinh đạt được kết quả tốt, không chỉ cần đến vai trò dẫn dắt, định hướng của GVCN mà còn cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa GVCN với tổ chức lớp, với các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Chỉ có vậy ta mới có được những bước tiến vững chắc.
- Giáo dục kỹ năng sống cho HS chưa bao giờ là thừa, quan trọng là các em thu hoạch được những gì ngoài kiến thức sách vở để khi bước chân vào cuộc sống các em đủ mạnh để vững tin,tự tin vào những gì mình đã được trang bị, từ đó có thể nhân rộng những việc làm có ý nghĩa hơn.