Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) góp PHẦN bảo tồn, PHÁT TRIỂN NHỮNG GIÁ TRỊ văn hóa TRUYỀN THỐNG của dân tộc VIỆT NAM TRONG XU THẾ TOÀN cầu hóa THÔNG QUA dạy học dự án PHẦN LỊCH sử lớp 10 – THPT (Trang 52 - 54)

CHƯƠNG 3 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

4.5. Kết quả thực nghiệm

4.5.1. Kết quả các bài kiểm tra

Tôi tiến hành 2 bài kiểm tra trước và sau dự án, sử dụng xác suất thống kê toán học để xử lí số liệu thu được. Kết quả điểm trung bình như sau:

Bài kiểm tra Điểm trung bình

Kiểm tra 1 7,14

Kiểm tra 2 7,88

Biểu đồ phân loại học lực theo các bài kiểm tra

trước và sau khi thực hiện dự án

Nhìn vào biểu đồ phân loại học lực,đồ thị đường lũy tích và điểm trung bình của 2 bài kiểm tra trước và sau dự án, so sánh với nhau của lớp 10A6 nhận thấy:

- Số HS đạt điểm trung bình giảm xuống, số HS đạt điểm khá - giỏi tăng lên. - Đường lũy tích của bài kiểm tra 2 nằm phía trên đường lũy tích của bài kiểm tra 1 cho thấy chất lượng có sự tăng lên rõ rệt.

- Điểm trung bình sau 2 bài kiểm tra cũng tăng lên và có sự chênh lệch lớn. Từ những nhận định đó cho thấy PPDH này đã giúp HS phát triển cả về số lượng và chất lượng.

4.5.2. Kết quả các phiếu điều tra

Trước và sau thực hiện dự án tôi đã phát phiếu hỏi cho 42 HS lớp 10A6 trường THPT Quỳnh Lưu III theo mẫu.

Kết quả thu được tôi đã lập ra bảng thống kê sau đây:

Tiêu chí

Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

M1 M2 M3 TB M1 M2 M3 TB TC1 2 15 20 1.33 10 23 9 2.02 TC2 5 15 22 1.60 10 22 10 2.00 TC3 4 17 21 1.60 12 20 10 2.05 TC4 6 18 18 1.71 13 23 6 2.17 TC5 4 19 19 1.64 11 24 7 2.10 TC6 5 17 20 1.64 13 21 8 2.12 TC7 3 15 24 1.50 12 24 6 2.14 TC8 5 15 22 1.60 11 23 8 2.07 TC9 2 19 21 1.55 9 25 8 2.02 TC10 3 20 19 1.62 12 22 8 2.10

Nhận xét kết quả xử lý số liệu thực nghiệm

Đối với các tiêu chí HS đạt mức độ 2 khá cao và tỷ lệ thay đổi không quá lớn trước thực nghiệm và sau thực nghiệm các dự án: chủ yếu dao động từ 15 đến 20 em đạt. Tuy nhiên, mức độ 1 và 3 có sự thay đổi khá rõ:

- Mức độ 1: Trước thực nghiệm 2-6 HS, sau dự án tăng lên xuống 9-13 HS. - Mức độ 3: Trước thực nghiệm: 18-24 HS; sau dự án giảm xuống 6-10 HS. Theo kết quả điểm trung bình các mức độ phát triển trước thực nghiệm, sau dự án cũng đánh giá được sự phát triển NLGQVĐ&ST của HS. Điểm trung bình tăng lên rõ rệt. Từ các kết quả thống kê đó cho thấy, trước thực nghiệm, HS chưa xác định được nội dung kiến thức để vận dụng giải quyết các tình huống trong thực tiễn, đặc biệt HS rất ngại khi gặp các câu hỏi/bài tập yêu cầu cần vận dụng để giải quyết. HS có kiến thức nhưng không biết sử dụng phù hợp, còn lúng túng trong

việc biết sắp xếp thông tin cũng như thiết lập mối quan hệ về mặt nội dung một cách khoa học, chặt chẽ. Từ đó, càng khó để nảy sinh các ý tưởng sáng tạo nhằm giải quyết các nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy NLGQVĐ&ST đang còn hạn chế. Trong quá trình thực nghiệm, việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề nhằm thực hiện nhiệm vụ của dự án cũng như các nhiệm vụ được giao được HS tiếp thu rất sôi nổi, hứng thú chủ động nghiên cứu, tìm tòi tìm kiếm lĩnh hội kiến thức mới. Khi tiến hành thực nghiệm, HS rất tích cực tham gia thảo luận giữa các nhóm, giữa các cá nhân để có kết quả chính xác nhất. HS không chỉ phát triển kĩ năng tự học, mà còn chủ động tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu khác từ báo chí, internet, trải nghiệm sáng tạo qua việc thực hiện nhiệm vụ của các dự án học tập. Nhờ cùng nhau thảo luận, cùng nhau làm việc mà giúp HS phát triển được các NL như NL giao tiếp, giải quyết tình huống. HS được trình bày báo cáo, trao đổi trực tiếp với nhau, tạo thuận lợi để phát triển năng lực giao tiếp, từ đó giúp HS cảm thấy tự tin hơn với bản thân trước tập thể và tạo niềm thích thú, yêu thích bộ môn, từ đó góp phần làm tăng độ bền kiến thức cho HS.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) góp PHẦN bảo tồn, PHÁT TRIỂN NHỮNG GIÁ TRỊ văn hóa TRUYỀN THỐNG của dân tộc VIỆT NAM TRONG XU THẾ TOÀN cầu hóa THÔNG QUA dạy học dự án PHẦN LỊCH sử lớp 10 – THPT (Trang 52 - 54)