Vận dụng kết hợp các hình thức kiểm tra và đánh giá mức độ tiếp nhận kiến

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) GIẢI PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “TỰ SỰ DÂN GIAN” THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƢỜI HỌC QUA TRUYỆN AN DƢƠNG VƢƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY (Trang 25 - 50)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

5. Vận dụng kết hợp các hình thức kiểm tra và đánh giá mức độ tiếp nhận kiến

nhận kiến thức từ bài học chủ đề tích hợp Tự sự dân gian

Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu nhƣ đánh giá (hoặc định giá). Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ nhƣ câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này đƣợc xây dựng dựa trên một căn cứ xác định, chẳng hạn nhƣ đƣờng phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá. Nhƣ vậy, trong giáo dục, kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học; kiểm tra, đánh giá là công cụ hành nghề quan trọng của giáo viên; kiểm tra, đánh giá là một bộ phận quan trọng của quản lí giáo dục, quản lí chất lƣợng dạy và học.

Nhƣng nhóm giáo viên Văn chúng tôi khi triển khai thực hiện dạy học chủ đề tích hợp Tự sự dân gian vẫn chƣa thật sự chú trọng đổi mới, chƣa biết kết hợp các hình thức kiểm tra và đánh giá chất lƣợng của ngƣời học; chƣa thực hiện đánh giá quá trình học và khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn. Quanh đi quẩn lại, giáo viên chỉ kiểm tra theo hình thức viết tự luận, học sinh cảm thấy nhàm chán, nặng nề. Vì vậy, tôi đề xuất giải pháp vận dụng kết hợp các hình thức kiểm tra và đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức từ bài học chủ đề tích hợp nhằm hƣớng tới phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

Muốn làm đƣợc điều đó, trƣớc hết chúng ta phải vận dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật kiểm tra, đánh giá nhƣ nhóm phƣơng pháp viết kiểm tra (viết lời bình, suy ngẫm, viết bản thu hoạch/ tập san, hồ sơ học tập); phƣơng pháp quan sát (quá trình, sản phẩm; các kĩ thuật ghi chép ngắn, thang đo, bảng kiểm…); phƣơng pháp vấn đáp (câu hỏi, nhận xét, trình bày miệng)…. Đồng thời, chúng ta lựa chọn hình thức kiểm tra tự luận, trắc nghiệm, kiểm tra cả quá trình học, đặc biệt chú trọng theo dõi sự tiến bộ, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

Khi dạy chủ đề Tự sự dân gian, tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập qua các câu hỏi thảo luận nhóm, câu hỏi cá nhân (trong kế hoạch bài dạy minh họa) kết hợp với kĩ thuật quan sát các cử chỉ, hành động của các em để đánh giá sự tiến bộ và phát triển năng lực, phẩm chất.

Khi các em thực hiện sân khấu hóa trích đoạn Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, tôi vận dụng phương pháp và kĩ thuật quan sát, kĩ thuật “bể cá”, kĩ thuật đánh giá chéo. Cụ thể, tôi sắp xếp cho học sinh ngồi xung quanh để quan sát, đánh giá nhóm học sinh biểu diễn đóng vai ở giữa lớp học. Sau khi nhóm biểu diễn xong, tôi yêu cầu các em hội ý nhanh để tự nhận xét về hoạt động của nhóm mình. Tiếp đến, các học sinh xung quanh sẽ nhận xét dựa vào sự quan sát của mình. Tôi cũng hƣớng dẫn các em phải nhận xét, đánh giá ƣu điểm và nhƣợc điểm để tạo sự khích lệ, động viên bạn học. Tiêu chí đánh giá là trang phục, khả

năng diễn xuất; năng lực biên đạo; tinh thần, thái độ tham gia hoạt động. Tôi nghe, ghi chép, tổng hợp và bổ sung đánh giá kết luận, cho điểm thƣởng. Khi nhận xét, tôi chú ý tính khích lệ, động viên, biểu dƣơng các em; đặc biệt đánh giá cách vận dụng lí thuyết và thực tiễn (nhƣ việc lựa chọn biên đạo lời thoại, trang phục) để rút kinh nghiệm.

Kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong phần luyện tập cuối tiết học Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, tôi cung cấp cho học sinh câu hỏi qua phần mềm thi trắc nghiệm của Azota:

Câu 1 Dòng nào dưới đây kh ng phải đặc điểm của thể loại truyền thuyết?

A. Hình tƣợng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì. B. Phản ánh lịch sử.

C. Phản ánh nhận thức của con ngƣời thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống. D. Nói lên “tâm tình thiết tha” của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.

Câu 2. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm nào?

A. Lĩnh Nam chích quái B. Việt Điện u linh

C. Đại Việt sử kí D. Đại Việt sử kí toàn thư Câu 3 Ý nghĩa quan trọng nhất của truyền thuyết là gì?

A. Tình cảm cha con B. Tình nghĩa vợ chồng. C. Bài học dựng nƣớc. D. Bài học giữ nƣớc

Câu 4. Trong âm mưu Triệu Đà xâm lược nước Đại Việt, Trọng Thủy là:

A. Thủ phạm B. Nạn nhân

C. Cả A và B đều sai D. Cả A và B đều đúng

Câu 5 Ý nghĩa tư tưởng của “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” là?

A. Truyện đề cao truyền thống yêu nƣớc của nhân dân ta. B. Truyền đề cao truyền thống nhân đạo của nhân dân ta. C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai.

Câu 6. Từ bi kịch Mị Châu- Trọng Thủy, ta rút ra bài học ý nghĩa nhất là:

A. Không gả con gái cho kẻ thù. B. Về tình cảm vợ chồng.

C. Giải quyết mối quan hệ giữa riêng và chung. D. Giải quyết mối quan hệ cha - con

Câu 7. Nh ng chi tiết nghệ thật kì ảo trong truyện góp phần thể hiện thái độ và tình cảm cuả nhân dân đối với nhân vật An Dương Vương ntn?

A. Khẳng định việc làm của An Dƣơng Vƣơng đƣợc lòng trời, hợp ý dân. B. Khẳng định việc làm của An Dƣơng Vƣơng rất đƣợc ủng hộ.

C. Khẳng định tính chất chính nghĩa của công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc của An Dƣơng Vƣơng.

D. Tất cả phƣơng án trên đúng.

Câu 8. Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” có ý nghĩa:

A. Biểu tƣợng cho mối oan tình của Mị Châu đƣợc hóa giải B. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu của Mị Châu.

C. Ngợi ca tình yêu thủy chung, son sắt của công chúa con vua Âu Lạc. D. Kết cục tất yếu của bi kịch tình yêu.

Câu 9. Sự việc An Dương Vương chém con gái là Mị Châu thể hiện:

A. Một kết cục thích đáng cho sự phản bội B. Sự tuân phục mệnh lệnh của thần linh C. Sự tỉnh ngộ muộn màng nhƣng cần thiết D. Sự hồ đồ và tàn nhẫn

Câu 10 “K nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó” câu nói của Rùa Vàng có ý nghĩa:

A. Lời cảnh tỉnh đối với thái độ cả tin, mất cảnh giác của An Dƣơng Vƣơng và Mị Châu trƣớc vận mệnh của đất nƣớc.

B. Lời phán quyết của công lí về trách nhiệm của An Dƣơng Vƣơng và Mị Châu trƣớc vận mệnh của đất nƣớc.

C. Lời kết tội đanh thép của nhân dân về hành động vô tình phản quốc của Mị Châu

D. Cả A, B, C.

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10

C A D D C C D A C D

Kết quả: ở lớp 10D1 100% học sinh truy cập vào phần mềm làm bài tập, các em rất nhanh chóng, khẩn trƣơng hoàn thành nhiệm vụ, em nhanh nhất làm trong 2 phút, em hoàn thành cuối cùng trong 5 phút. Nhƣ vậy, các em đã cải thiện thao tác thực hiện bài tập trắc nghiệm qua mạng và thời gian làm bài. Về phía giáo viên cũng trong vòng thời gian đó có ngay kết quả kiểm tra của các em nhờ tính năng chấm điểm tự động của phần mềm. Vì vậy, hình thức kiểm tra trên đã góp phần khắc phục lỗi không đảm bảo thời gian dạy học chủ đề tích hợp.

Kiểm tra, đánh giá chủ đề dạy học tích hợp Tự sự dân gian hƣớng tới phát triển phẩm chất, năng lực chúng ta cần chú ý kiểm tra đánh giá mức độ tiếp nhận, vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh thông qua hoạt động vận dụng, mở rộng, nâng cao. Với chủ đề Tự sự dân gian, tôi tiến hành giao bài tập cho học sinh nhƣ sau:

Em hãy lựa chọn, sáng tạo các chi tiết, sự việc để xây dựng cốt truyện với chủ đề tự do (phải đảm bảo phù hợp chuẩn mực đạo đức và thẩm mĩ)

Kết quả có 29 em trong hai lớp 10A1, 10D1 có sản phẩm hoàn thiện gửi cho giáo viên, đây là kết quả ngoài sự mong đợi, tuy câu chuyện các em sáng tác còn thô vụng, chƣa nhuần nhuyễn và chặt chẽ trong kết cấu nhƣng đã biết lựa chọn chi tiết, sự việc tiêu biểu cho văn bản tự sự. Đây chính là năng lực sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn các em đạt đƣợc sau khi học xong, đồng thời học sinh cũng bộc lộ năng khiếu cá nhân, rèn năng lực ngôn ngữ, phát huy tinh thần tự giác, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.

6. Giáo án minh họa

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TỰ SỰ DÂN GIAN

A. PHẦN CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ: 1. Các bài học trong chủ đề:

- Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn) - Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy - Tấm Cám

-Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

- Tóm tắt văn bản tự sự

2. Thời lƣợng thực hiện chủ đề: 08 tiết 3. Mục tiêu chung của chủ đề:

a. Về năng lực:

- Nhận biết đƣợc kiến thức khái quát chung về chủ đề Tự sự văn học dân gian nhƣ: khái niệm chủ đề tích hợp, khái niệm tự sự dân gian, khái niệm chủ đề tích hợp tự sự dân gian…; phân biệt giữa học tập theo chủ đề tích hợp với học các bài riêng lẻ. - Nắm đƣợc đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.

- Qua phân tích một truyền thuyết cụ thể, nắm đƣợc đặc trƣng chủ yếu của truyền thuyết: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tƣởng tƣợng, phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử. Nắm đƣợc giá trị, ý nghĩa của truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ: Từ bi kịch mất nƣớc của cha con An Dƣơng Vƣơng và bi kịch tình

yêu của Mị Châu - Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút ra và trao quyền lại cho các thế hệ sau, bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mƣu của kẻ thù xâm lƣợc trong công cuộc giữ nƣớc. Điều đáng lƣu ý là bài học lịch sử đó cần đặt trong bối cảnh hiện tại vừa hội nhập với thế giới vừa phải giữ an ninh, chủ quyền đất nƣớc. - Hiểu đƣợc nội dung của truyện cổ tích Tấm Cám, nhận thức đƣợc tính chất, ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột diễn ra trong truyện Tấm Cám, ý nghĩa của sự biến hóa của Tấm. Nắm đƣợc giá trị nghệ thuật của truyện của truyện cổ tích

Tấm Cám.

- Nắm chắc khái niệm tự sự và văn bản tự sự, sự việc, chi tiết. Từ văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, Tấm Cám, Chiến thắng Mtao Mxây

học sinh nhận biết và nắm đƣợc cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu cho bài văn tự sự; biết sử dụng ngôn ngữ và lựa chọn sự việc trong đời sống để sáng tác truyện ngắn; biên soạn lời cho vai diễn tái hiện trích đoạn văn bản.

- Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tổng hợp vấn đề, năng lực tự chủ và tự học, năng lực thẩm mĩ; phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua đọc, viết, nói, nghe

- Phát triển năng lực số nhằm đa dạng hóa hình thức học tập, phát triển kĩ năng chuyển đổi nhằm nâng cao khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

b. Về kĩ năng:

- Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy đƣợc giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mƣợn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tƣởng về một cuộc sống hoà hợp và hạnh phúc.

- Rèn thêm kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hƣ cấu nghệ thuật trong truyền thuyết.

- Rèn kĩ năng đọc kể, phân tích nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột trong truyện cổ tích thần kì.

- Bƣớc đầu chọn đƣợc sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản.

- Biết ghi nhận những sự việc chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong tác phẩm để viết một bài văn tự sự.

c. Về thái độ, phẩm chất:

- Coi trọng việc đọc hiểu văn bản văn học dân gian.

- Phát triển cho học sinh phẩm chất yêu gia đình, yêu quê hƣơng đất nƣớc, biết sống yêu thƣơng, nhân ái, khoan dung, có trách nhiệm với bản thân; tinh thần cảnh giác với kẻ thù và xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa nhà với nƣớc, giữa cá nhân với cộng đồng.

- Giáo dục cho HS niềm tin và cái thiện, vào lẽ công bằng, vào chính nghĩa trong cuộc sống và trong xã hội. Biết đấu tranh vì cái thiện, vì lẽ phải, công bằng xã hội.

- Coi trọng việc chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết hoặc tóm tắt một văn bản tự sự

- Có ý thức tự học, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng. Có ý thức tìm hiểu những nét đặc sắc của văn hóa vùng miền trên đất nƣớc.

3. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CHỦ ĐỀ TỰ SỰ DÂN GIAN THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Nêu khái niệm tự sự dân gian, truyền thuyết, cách tìm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự. – Nêu đƣợc các thông tin về văn bản – Tóm tắt văn bản – Nhận biết đƣợc bố cục. – Nhận diện đƣợc nhân vật trong văn bản. - Chỉ ra đƣợc các chi tiết nghệ thuật đặc sắc và các đặc điểm nghệ thuật. Nhận ra sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản của chủ đề. - Trình bày đặc trƣng thể loại truyền thuyết. – Lí giải đƣợc mối quan hệ/ảnh hƣởng của từng văn bản – Lí giải các chi tiết nghệ thuật. – Lí giải ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật. – Lí giải đặc điểm của hình tƣợng – Lí giải đƣợc quan điểm, tƣ tƣởng của tác giả dân gian gửi gắm trong văn bản.. – Phân tích đặc điểm hành động, ngôn ngữ của các nhân vật ; đặc điểm của hình tƣợng nghệ thuật trong văn bản. - Vận dụng hiểu biết về thể loại để phân tích, lí giải về các vấn đề đặt ra trong truyền thuyết. - Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm phân tích, lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Phân tích, lí giải về sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên hoặc các văn bản khác. – So sánh, nhận xét, đánh giá, đƣa ra những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản dựa trên những hiểu biết về thể loại. – So sánh, nhận xét, đánh giá đặc điểm hành động của các nhân vật; đặc điểm hình tƣợng nghệ thuật. – Kể chuyện sáng tạo, sƣu tập tranh ảnh, tƣ liệu, chuyển thể thành kịch bản đóng vai. Vận - Trình bày những kiến giải riêng về một vấn đề trong văn bản. - Giải quyết một vấn đề trong thực tiễn - Liên hệ, mở rộng. so sánh với những văn bản cùng đề tài, thể loại - Ảnh hƣởng truyền thuyết đến văn học viết. - Cảm nhận của bản thân về những chi tiết tiêu biểu trong các văn bản truyền thuyết.

dụng bài học từ các văn bản vào lối ứng xử trong cuộc sống: nhân ái, bao dung, yêu quê hƣơng, đất nƣớc.

B. KẾ HOẠCH BÀI DẠY: 3 tiết I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực: Sau khi kết thúc bài học, học sinh có thể:

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) GIẢI PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “TỰ SỰ DÂN GIAN” THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƢỜI HỌC QUA TRUYỆN AN DƢƠNG VƢƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY (Trang 25 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)